Ngày 27/7/2020, trên website của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, khi thế giới nỗ lực để vượt qua khủng hoảng do COVID-19 gây ra, việc xây dựng lại chủ nghĩa đa phương và cải tổ chủ nghĩa tư bản trở thành nhiệm vụ cốt yếu. Chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa tư bản cần trở thành động lực trong một hệ thống mới tạo ra giá trị năng động, trong đó mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa tư bản cần phải được xác định lại.
Chủ nghĩa đa phương hiện nay do các nước giành chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ hai xây dựng với mục tiêu ngăn ngừa xung đột (thông qua Liên hợp quốc), tổ chức phòng thủ tập thể (thông qua NATO) và hỗ trợ tái thiết kinh tế và phát triển (thông qua kế hoạch Marshall, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới). Các tác giả của bài viết cho rằng, chủ nghĩa đa phương hiện nay được điều chỉnh chủ yếu theo phương thức của chủ nghĩa tư bản, trong đó một trụ cột trung tâm của chủ nghĩa tư bản là quản trị doanh nghiệp dựa trên việc “tối đa hóa lợi ích của cổ đông”. Chủ nghĩa đa phương hậu chiến tranh thế giới thứ hai và chủ nghĩa tư bản hỗ trợ cho nhau do đều dựa trên các mối quan hệ mà trong đó kẻ chiến thắng giành được tất cả.
Khi đối phó với khủng hoảng do COVID-19 gây ra, nhiều công ty đang chuẩn bị chương trình cải cách bằng việc thông qua mô hình quản trị doanh nghiệp mới và sáng tạo, trong đó lấy việc tạo ra giá trị làm mục tiêu trước mắt. COVID-19 giúp cộng đồng doanh nghiệp nhận ra rằng giải quyết các vấn đề của cổ đông là cách tiếp cận tốt hơn việc tối đa hóa lợi ích của cổ đông mà không cần xem xét đến hậu quả. Chủ nghĩa tư bản dựa trên đảm bảo lợi ích của cổ đông không còn là một khát vọng.
Hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang triển khai và khuyến khích các sáng kiến thực chất và tạo ra một trường phái tư duy kinh tế nhằm hướng đến các mô hình tạo ra giá trị trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính; ngày càng gia tăng sự ủng hộ đối với cách tiếp cận mới – trao quyền cho doanh nghiệp giải quyết các thách thức xã hội và môi trường. Ngày càng có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận rằng mục đích của doanh nghiệp không phải chỉ nhằm kiếm lợi nhuận trong khi người dân và trái đất phải trả chi phí, thay vào đó cần phát triển các giải pháp đem lại lợi nhuận nhưng có thể giải quyết được các vấn đề chung của nhân loại. Trong khi các công ty và thiết chế tài chính cần cải tổ mô hình kinh doanh, thì hệ thống và thiết chế đa phương cũng cần xác định lại để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng chung.
Kết luận bài viết, các tác giả đưa ra ba khuyến nghị: (i) Trong khi thế giới nỗ lực để vượt qua khủng hoảng do COVID-19 gây ra, xây dựng lại chủ nghĩa tư bản trở thành nhiệm vụ cốt yếu; (ii) Các tổ chức và thiết chế cần đặt trái đất và người dân trên hết, thay vì chỉ săn tìm lợi nhuận; (iii) Cách tiếp cận mới cần trao quyền cho doanh nghiệp giải quyết các thách thức xã hội và môi trường.
(Phái đoàn Việt Nam tại Genever)