Chủ nghĩa đa phương – sự bổ sung cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế

0
84
Theo nhà kinh tế học Jorge Marchini, những khó khăn kinh tế toàn cầu ngày nay và tình hình quốc tế diễn biến khó lường đòi hỏi một cam kết lớn hơn đối với chủ nghĩa đa phương. (Nguồn: Future Learn)

Nhà kinh tế học người Argentina Jorge Marchini nhận định, những khó khăn kinh tế toàn cầu ngày nay và tình hình quốc tế diễn biến khó lường đòi hỏi một cam kết lớn hơn đối với chủ nghĩa đa phương và sự bổ sung để khắc phục và giảm thiểu rủi ro lớn hơn trong tương lai.

Theo nhà kinh tế học Jorge Marchini, những khó khăn kinh tế toàn cầu ngày nay và tình hình quốc tế diễn biến khó lường đòi hỏi một cam kết lớn hơn đối với chủ nghĩa đa phương. (Nguồn: Future Learn)

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tân Hoa xã, ông Jorge Marchini, Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Buenos Aires, Phó Chủ tịch Tổ chức Hội nhập Mỹ Latinh (FILA) cho biết, tình hình toàn cầu đầy biến động được thể hiện qua việc giá nguyên liệu thô tăng mạnh, cùng với việc tăng lãi suất toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi giá trị toàn cầu, báo hiệu những bất ổn về tương lai.

Sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh xung đột địa chính trị, triển vọng kinh tế toàn cầu có vẻ ảm đạm. Nhưng nếu những vấn đề này có thể được khắc phục, theo ông Jorge Marchini, có khả năng sẽ có một loại tăng trưởng bứt phá mà cho đến nay vẫn còn thiếu.

Ông nói: “Chúng ta phải tìm kiếm các cơ chế ở cấp độ quốc tế nhằm tái định hướng nền kinh tế toàn cầu”.

Trong nền kinh tế toàn cầu, một trong những “yếu tố có tác động lớn nhất là giá cả sản phẩm, (hoặc) vấn đề lạm phát”.

Sự bất ổn giá cả thường xoay quanh năng lượng (chẳng hạn như dầu mỏ) và thực phẩm; cả hai yếu tố đều có thể “ảnh hưởng lớn đến mức sống của xã hội”.

Đồng thời, các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu có thể “không hiệu quả như mong đợi” do các biện pháp chống lạm phát ở các quốc gia khác nhau đã hạn chế dòng vốn.

Giáo sư Marchini cho biết, ở Mỹ Latinh, suy thoái kinh tế dẫn đến gánh nặng nợ nần chồng chất, một phần nguyên nhân bắt nguồn từ Covid-19, cùng với sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán của các quốc gia.

Những yếu tố này có thể tác động đến tiền tệ, với “những thay đổi về giá tiền tệ cũng tạo ra sự bất ổn”.

Điều này cũng thể hiện ở những thay đổi trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vị chuyên gia Argentina Jorge cho biết, “cấu trúc quan trọng nhất” của thương mại đạt được trên toàn thế giới trong những năm gần đây đang trải qua những thay đổi sâu sắc do các biện pháp bảo hộ xuất phát từ xung đột địa chính trị.

Theo ông Argentina Jorge, các hoạt động bảo hộ phải nhường chỗ cho sự bổ trợ lớn hơn và về khía cạnh nào đó, Trung Quốc đang nghiên cứu những cách thức mới để tăng cường hợp tác. Quốc gia châu Á này đã và đang giúp Mỹ Latinh có dòng chảy thương mại lớn hơn và đầu tư tài chính vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đóng góp vào sự phát triển.

Nhà kinh tế học cho rằng trong những năm tới, tình hình kinh tế có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không có cam kết giải quyết căng thẳng, chủ nghĩa đa phương và sự bổ trợ thay vì tranh chấp.

“Khoảng cách giữa các quốc gia có vị thế tốt hơn và các quốc gia bất lợi ngày càng sâu sắc, và điều đó đe dọa các điều kiện của khế ước xã hội cơ bản mà xã hội cần”, ông cảnh báo.

Nhận định “mối nguy hiểm vào thời điểm này là quan hệ giữa các quốc gia trở nên mất cân bằng hơn”, chuyên gia Argentina Jorge tin rằng “các tổ chức đa phương phải được kích hoạt”.

Hoàng Gia

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here