Ngày 12/12/2018, Cục Thống kê Trung Quốc cho biết, chỉ số đổi mới của Trung Quốc (CII) đã tăng 6,8% lên 196,3 điểm trong năm 2017, đạt mức cao mới kể từ năm 2005.
CII là một chỉ số phản ánh sự phát triển về đổi mới sáng tạo của Trung Quốc (Gần giống với chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của WIPO). Theo đó, 19 trong số 21 chỉ số đổi mới đã tăng trong năm 2017, và 5 trong số đó có mức tăng trưởng hai con số, bao gồm tỷ lệ doanh nghiệp được giảm thuế cho nghiên cứu và phát triển (R & D), chi tiêu cơ bản về nghiên cứu, tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức R & D, quyền sở hữu nhãn hiệu trên 100 doanh nghiệp và giao dịch thị trường công nghệ trên 10.000 người tham gia vào khoa học và công nghệ.
Theo ông Xiao Xiaojing, một nhà thống kê cao cấp của Cục Thống kê Trung Quốc, chiến lược phát triển theo hướng đổi mới của Trung Quốc đã được chứng minh là có hiệu quả. Trong năm 2017, Trung Quốc cấp 1,721 triệu bằng sáng chế trong nước, nhiều hơn 5,6% so với năm 2016.
Trong số tất cả các bằng sáng chế được cấp năm 2017, 327.000 là bằng sáng chế, tăng 8.2% so với năm 2016. Ngoài ra, 1,7 triệu bài báo khoa học và công nghệ đã được xuất bản trong năm 2017, tăng 3% so với năm 2016.
Trong khi đó, thị trường công nghệ cũng phát triển nhanh chóng, giá trị giao dịch trong lĩnh vực này đạt 1,34 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2017, tăng 17,7% so với năm 2016.
Kết quả đổi mới hiệu quả như vậy không thể được thực hiện mà không liên tục tăng đầu vào. Năm 2017, nhân viên R & D toàn thời gian (FTE) của Trung Quốc đứng ở mức 4,034 triệu tăng 4%, chỉ số này phản ánh quy mô và sức mạnh của đội ngũ đổi mới độc lập (yếu tố đầu vào) Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới. Trong năm 2017, tổng chi tiêu toàn xã hội cho R & D của Trung Quốc đã vượt quá 1,76 nghìn tỷ nhân dân tệ (254 tỷ USD), duy trì vị trí thứ hai trên thế giới.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang đóng một vai trò chi phối đối với sự phát triển của đổi mới công nghệ. Các công ty Trung Quốc đã chi tổng cộng 1.366 nghìn tỷ nhân dân tệ cho R&D năm 2017, tương đương 77,6% tổng doanh thu toàn quốc.
Tỷ lệ nghiên cứu cơ bản tiếp tục tăng. Chi tiêu của Trung Quốc cho nghiên cứu cơ bản tăng 18,5% lên 97,55 tỷ nhân dân tệ trong năm 2017, tạo ra tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm năm gần đây, chiếm 5,54% của tổng chi R&D, đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2005.
Trong năm 2017, hỗ trợ của Trung Quốc cho khoa học và công nghệ đạt 838,36 tỷ nhân dân tệ, tăng 8%, trong đó 496,21 tỷ nhân dân tệ đến từ chính quyền địa phương, mức tăng hàng năm là 10,5% và chiếm tỷ lệ 59,2% trong tổng mức đầu tư của nhà nước. Con số này cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với năm trước.
Sự đổi mới có ảnh hưởng đáng kể đến việc tái cấu trúc sản phẩm. Trong năm 2017, các sản phẩm mới được sản xuất bởi các doanh nghiệp công nghiệp vừa và lớn của Trung Quốc đã tạo ra 16 nghìn tỷ nhân dân tệ doanh thu, tăng 8,6%. Các sản phẩm này chiếm 22,1% doanh thu của các doanh nghiệp lớn, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm trước, đạt mức cao mới kể từ năm 2005.
(Tin từ ĐSQVN tại Bắc Kinh, Trung Quốc)