Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số xu hướng và tác động (Phần I)

0
335

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số xu hướng và tác động (Phần I)
NGUYỄN HỒNG THU

Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư với những đột phá lớn về công nghệ chưa từng có trong lịch sử. Cuộc CMCN lần thứ tư này dựa trên những đột phá trong công nghệ s hóa có tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, và chắc chắn sẽ làm kinh tế thế giới thay đổi đáng kể theo nhiều chiều. Tuy nhiên, do cuộc CMCN lần thứ tư mới chỉ bắt đầu nên chưa thể đánh giá và dự báo hết được những xu hướng và tác động của nó, nhưng rõ ràng nó đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển, đồng thời nó cũng đặt ra rất nhiều thách thức lớn. Bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích về các xu hướng lớn và nhận diện những cơ hội và rủi ro có thể tác động tới kinh tế xã hội trong ngắn và trung hạn.

  1. Nhận diện cuộc CMCN lần th

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, nhân loại đã trải qua 3 cuộc CMCN lớn. Đó là, cuộc CMCN lần thứ nhất bắt nguồn từ động cơ hơi nước để cơ khí hóa quá trình sản xuất vào cuối thế kỷ XVIII; Cuộc CMCN lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện để tạo ra nền sản xuất đại trà vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX đến khi Thế chiến thứ nhất nổ ra; Cuộc CMCN lần thứ ba xuất hiện vào cuối thế kỷ XX với sự ra đời của điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây, chúng ta đang đứng trước thềm cuộc CMCN lần thứ tư – một cuộc cách mạng mà ở đó sản xuất có nền tảng là công nghệ số hóa.

Cuộc CMCN lần này tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Do đó nó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể. Nó gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được đưa ra lần đầu tiên tại Đức vào năm 2010 trong “Kế hoạch hành động cho chiến lược công nghệ cao đến năm 2020”. Mục tiêu của kế hoạch này là phát triển một chiến lược đi trước đón đầu, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho nền công nghiệp sản xuất của Đức trong kỷ nguyên internet để duy trì và nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Đức trên thế giới. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2016 với chủ đề “Làm chủ cuộc CMCN lần thứ tư” tại Thụy Sỹ, Klaus Schwab – chủ tịch WEF cho rằng công nghiệp 4.0 hay cuộc CMCN thứ tư là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại trao đổi dữ liệu và chế tạo. Cuộc cách mạng này được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giả trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (loT) và internet cùa các dịch vụ (IoS).

Cuộc CMCN này ra đời trong bối cảnh kinh tế – xã hội toàn cầu đang phải đối mặt với một loạt rủi ro trên diện rộng nhất từ trước tới nay: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009, nguy cơ an ninh năng lượng, an ninh môi trường; sự canh tranh gay gắt của các nền kinh tế mới nổi; xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động giảm sút; và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh đó, thế giới cần có những bước đi và định hướng cho tương lai. Khởi động cuộc CMCN lần thứ tư là một trong những bước đi đó để thế giới có thể sớm thoát khỏi giai đoạn “tiêu điều”, chuyển sang phục hồi và phát triển bền vững. Bên cạnh đó là sự xuất hiện các xu hướng lớn có ảnh hưởng và tác động sâu rộng tới kinh tế-xã hội, an ninh chính trị toàn cầu.

  1. Các xu hướng lớn

2.1 Làn sóng đầu tư cho công nghệ

Với sự đột phá của công nghệ mới, IoT gia tăng chóng mặt và đang trở thành xu hướng công nghệ ảnh hưởng ngày càng lớn tới kinh tế toàn cẩu. IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua internet tăng lên. Điều này cho phép tất cả các công ty, ngành nghề đều có thể sử dụng các dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnh tranh giành lấy thành công cho mình trong tương lai.

Ước tính đến năm 2020, các sản phẩm vả dịch vụ IoT sẽ tạo ra doanh thu tăng thêm trên 300 tỷ USD, và chủ yếu là trong các ngành dịch vụ. Giá trị kinh tế toàn cầu sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD thông qua việc bán tại các thị trường khác nhau. IoT cũng sẽ có tác động lớn nhất về mặt kinh tế với tất cả những công nghệ đột phá, có thể đạt 36 nghìn tỷ USD trong chi phí vận hành. IoT sẽ đem lại doanh thu tiềm năng khổng lồ cho các ngành trên thế giới vào khoảng từ 1,4 nghìn tỷ -14,4 nghìn tỷ USD – tương đương với mức GDP của cà Liên minh Châu Âu. Các ứng dụng IoT trong công nghiệp sẽ chiếm 16% GDP toàn cầu và các nhà sàn xuất sẽ chi tiêu hơn 500 tỷ USD để thu hơn 1 nghìn tỷ USD lợi nhuận đầu tư. Điều này cho thấy IoT đã đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp.

Hiện nay, việc đầu tư cho IoT đã trở thành làn sóng ờ hầu khắp thế giới để đón đầu cuộc CMCN mới, đặc biệt là ở Đức. Theo khảo sát của Strategy& PwC tại 235 công ty công nghiệp có trụ sở ờ Đức tháng 10/2014 cho thấy, công nghệ công nghiệp 4.0 chiếm hơn 50% số vốn đầu tư hoạch định cho 5 năm tới, nghĩa là tổng vốn đầu tư cho công nghệ mới của Đức có thể lên đến 40 tỷ euro mỗi năm, từ 2015-2020. Nếu các nước Châu Âu khác cũng tiếp bước, tổng vốn đầu tư cho công nghiệp 4.0 có thể lên đến 140 tỷ euro mỗi năm

Dự báo đến năm 2020, nhiều ngành kinh tế cơ bản trên thế giới sẽ tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái IoT với tổng số tiền đầu tư cho các giải pháp IoT ước chừng 6 nghìn tỷ USD. Trong đó, các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo sẽ tăng 35% đầu tư cho việc sử dụng các cảm biến thông minh. Ngành giao thông sẽ có hơn 220 triệu xe hơi được kết nối. Ngành công nghiệp quốc phòng sẽ chi 8,7 tỷ USD cho các phương tiện không người lái và sẽ có 126 nghìn robot quân sự được xuất xưởng. Sản xuất nông nghiệp sẽ cài đặt 75 triệu thiết bị IoT, chủ yếu là các thiết bị cảm biến dược đặt ở trong đất để theo dõi nồng độ axit, nhiệt độ và các chỉ số khác để giúp nông dân tăng năng suất mùa vụ. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ tăng đầu tư 133 tỷ USD cho các hệ thống IoT. Ngoài ra, còn nhiều lĩnh vực khác cũng tăng cường đầu tư hệ sinh thái IoT như lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ vận tải, ngân hàng, y tế… Nói chung, trong vài năm nữa, doanh nghiệp và người tiêu dùng, với ước tính có 24 tỷ thiết bị được kết nối internet và tham gia vào hệ thống IoT.

2.2 Ngành dịch vụ phát triển không ngừng

Cũng giống các cuộc CMCN trước đó, CMCN lần thứ tư cũng đang tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Trong đó, tỷ trọng giá trị nông nghiệp tiếp tục giảm, tỷ trọng công nghiệp có xu hướng thu hẹp ở các nước công nghiệp phát triển ‘nhưng vẫn tăng ở các nước đang phát triển; đồng thời tỷ trọng dịch vụ tiếp tục tăng lên. Những công nghệ mới – đặc biệt là IoT đều biến mọi vật thành dịch vụ – đang thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển không ngừng và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Và hiện cả thế giới đang bước sang một nền kinh tế mới, nền kinh tế dịch vụ.

Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, và được thúc đẩy bời những thành tựu của tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống kinh tế – xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách cùa chính phủ đối với ngành kinh tế dịch vụ. Khi nền kinh tế ở một trình dộ phát triển cao, xu hướng tiêu dùng cận biên dối với dịch vụ lớn hơn nhiều xu hướng tiêu dùng cận biên dốỉ vớỉ sàn phẩm hàng hóa. Con người có nhu cầu ngày càng nhiều hơn đối với các sản phẩm phi vật chất của dịch vụ như nhu cầu về quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu hoàn thiện (như thẩm mỹ, giáo dục và giải trí).

Năm 1900, nông nghiệp chiếm 1/3 GDP thế giới, đến nay nông nghiệp chi còn khoảng 3%, trong khi công nghiệp chiếm 35% và dịch vụ chiếm 60%. Ở các nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70%. Tổng giá trị được tạo ra trong dịch vụ chiếm tới 90% GDP của Hồng Công, 80% GDP của Mỹ, 74% GDP của Nhật Bản, 73% GDP của Pháp, 73% GDP của Anh và 71% GDP của Canada. Dịch vụ đóng góp trên 50% GDP của các nền kinh tế Mỹ Latinh như Brazil và Argentina, trên 60% GDP của các nước nền kinh tế công nghiệp hóa mới ờ Châu Á như Singapore, Đài Loan và Malaysia. Dịch vụ cũng chiếm tới 48% GDP của Ắn Độ và 40% GDP của Trung Quốc4. Các dịch vụ phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin (CNTT), bán lẻ. Các dịch vụ này không độc lập với nhau mà có tương quan mật thiết. Trong đó, CNTT là nền tảng cơ bản trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế vì nó được ứng dụng ờ khắp nơi.

2.3 Kinh tế tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Có thể thấy, kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tể công nghiệp sang nền kinh tể tri thức. Đặc điểm của kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn cùa những đổi mới liên tục về khoa học và công nghệ trong sản xuất và vai trò chủ dạo của thông tin và tri thức với tư cách là nguồn lực cơ bàn tạo nên sự tăng trường và năng lực cạnh tranh cùa nền kinh tế. Những thành tựu khoa học và công nghệ đã đang và sẽ trực tiếp đi vào lực lượng sàn xuất trong khoảng thời gian ngắn, trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, tạo nên động lực chính cùa sự phát triền của kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu cùa thế kỷ XXI.

Bảng1: So sánh đặc điểm của nền kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và tri thức

Yếu tố Nền kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế công nghiệp Nền kinh tế tri thức
Đầu vào của sản xuất Lao động, đất đai Lao động, vốn Tri thức, thông tin, lao đông, vốn
Các quá trình chủ yểu Trồng trọt, chăn nuôi Khai khoáng, chế tạo, gia công Dự báo, điều khiển, sáng tạo
Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy sàn xuất Sử dụng súc vật, công cụ thủ công đơn giản Cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, chuyên môn hóa Công nghệ cao, điều khiển, sáng tạo
Ngành kinh tế chủ yếu trong cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp và dịch vụ Dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế cần nhiều tri thức (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…)
Thành phần lao động chủ yếu Nông dân Công nhân Công nhân tri thức
Đầu tư cho R&D <0,3% GDP 1-2% GDP >3% GDP
Tầm quan trọng của giáo dục Nhỏ Lớn Rất lớn
Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông Không lớn Lớn Quyết định
Tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế Không đáng kể 30% 70%
Môi trường Nồng độ khí CC>2 trong khí quyển thấp <280 ppm Nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng khá cao <400 ppm Nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng nhanh báo động <400 ppm

 

Nguồn: Vũ Đình Cự – Trần Xuân sầm, 2006, có chỉnh sửa của tác giả.

Giá trị của các yếu tố đầu vào truyền thống như nguyên nhiên liệu, đất đai, lao động phổ thông hoặc lao động ít đào tạo ngày càng giảm, trong khi tri thức và thông tin có vai trò ngày càng tăng và mang tính quyết định đối với quá trinh sản xuất, phân phối, tiêu thụ và đóng góp tỷ lệ ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế cùa mỗi quốc gia. Tri thức sẽ đại diện cho yếu tố vốn – yếu tố quan trọng trong sản xuất. Tỷ lệ đóng góp của khoa học – công nghệ cho tăng trưởng kinh tế rất lớn – chiếm hơ 80%. Hiện người ta dùng chỉ số KEI (KnowledgeEconomy Index) của Ngân hàng Thế giới (WB) để đo lường sự phát triển của kinh tế tri thức tại các quốc gia.

CMCN lần thứ tư đang chứng kiến nền kinh tế tri thức thống lĩnh, và được hậu thuẫn bằng các hệ thống được hỗ trợ bằng cảm biến có thể giao tiếp thông minh qua IoT. Tầm quan trọng của kinh tế tri thức đã được chứng minh là phù hợp hơn bao giờ hết khi chúng ta tiếp cận một giai đoạn công nghiệp mới. Thực tế cho thấy, 70% thu nhập của 128 nước sản xuất các hàng hóa có kỹ năng và công nghệ cao có thu nhập cao hơn các nước khác trong suốt 60 năm qua. Xu hướng này được thấy rõ hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Ẩn Độ hay Singapore.

2.4 Tự động hóa cao

Những đột phá khoa học và công nghệ mới sẽ giúp cho các ngành sản xuất có tỷ lệ tự động hóa ngày càng cao. Tất cả những phát triển mới và các công nghệ mới đều có đặc điểm chung: chúng tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Tự động hóa là một xu hướng nổi bật trong ngành sản xuất và là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình tăng năng suất và giảm chi phí. Hiện nay, 1/5 các công ty công nghiệp của Đức đã số hóa hoàn toàn những quy trình sản xuất trọng yếu. 85% công ty kỳ vọng vào năm 2020 sẽ thực hiện công nghệ công nghiệp 4.0 ở tất cả các khâu quan trọng.

Điểm khác biệt quan trọng của xu hướng tự động hóa trong cuộc CMCN này là thế hệ máy tự động mới có thể đảm nhận không chỉ các công việc lặp đi lặp lại hay thủ công mà còn là các công việc đòi hỏi khả năng nhận thức, nhờ vào sự cải tiến đáng kể của trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot. Nói cách khác, chúng có khả năng tương tác với môi trường xung quanh và sử dụng kinh nghiệm của mình để tự cho ra những suy luận logic, cũng như tự học hỏi những điều mới. Những robot này sẽ sớm thay thế không chỉ công nhân mà cả nhân viên văn phòng nữa. Với xu hướng tự động này, ước tính giá trị của thị trường robot sẽ tăng từ 26,9 tỳ USD hiện nay lên 66,9 tỷ USD vào năm 2025. Và năng suất sản xuất có thể sẽ được cải thiện đến 30% nhờ vào kết quả của những cải tiến này.

Ngành công nghiệp tiên tiến nhất như xe hơi, từng dẫn đầu cuộc cách mạng tự động hóa, nay lại tiếp tục giương lá cờ đầu trong công nghệ trí tuệ nhân tạo. Một số nhà sản xuất xe hơi ở Nhật Bản đã và đang sử dụng robot có khả năng làm việc liên tục trong 30 ngày mà không cần sự giám sát hay can thiệp nào. Kết quả là, các nhà sản xuất xe hơi này có tỷ lệ 1.520 robot trên 10.000 công nhân, trong khi con số trung bình trên toàn thế giới chỉ là 66.

          2.5 Thay đổi cách tạo ra sản phẩm và địa điểm sản xuất

Sự ra đời của những phần mềm thông minh hơn, những vật liệu độc đáo hơn, những chú robot được chế tạo ngày càng tinh vi, những quy định mới được đưa vào ứng dụng (đáng chú ý là kỹ thuật in ấn 3D) cùng hàng loạt dịch vụ sử dụng hệ thống internet, làm xuất hiện phương thức sản xuất và các mô hình kinh doanh mới. Các nhà máy trước đây chỉ có năng lực sản xuất ra sản phẩm giống hệt nhau hàng loạt thì nay sẽ chú trọng tới tính tùy biến của hàng hóa, đưa ra các mặt hàng đa dạng, thậm chí là sản xuất ra hàng loạt những sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầu của khách hàng. Đây là điểm khác biệt cơ bản của cuộc CMCN lần này.

Trong tương lai không xa, sản phẩm, con người và máy móc sẽ giao tiếp với nhau như trên mạng xã hội. Để duy trì tính cạnh tranh, các nhà máy sẽ phải cung cấp các thiết kế tùy chỉnh và có khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng; sử dụng IoT và các công nghệ khác để số hóa toàn bộ quy trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hợp nhất mạng lưới sản xuất dùng giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm dựa trên internet để nhân viên có thể làm việc thông qua mạng; dùng robot bán tự dộng làm việc bên cạnh con người để tăng năng suất và vẫn đảm bảo chất lượng; phân tích dữ liệu thu thập được về khách hàng để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số mới.

Như vậy, thay vì chuyển nhà máy sang các quốc gia có nguồn lao động rẻ để tiết kiệm chi phí thì nay các công ty có cơ hội đưa sản xuất vể lại nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp. Các dây chuyền sản xuất thuê ngoài đang được chuyển dần về các nước phát triển với kỳ vọng sản phẩm gần với thị hiếu của người tiêu dùng hơn, và nhà sản xuất có thể đáp ứng nhanh hơn và tốt hơn những thay đổi về nhu cầu của khách hàng và để phòng trước xu hướng chi phí nhân công đang ngày càng tăng lên tại các nước đang phát triển. Đây cũng là lý do tại sao CMCN lần thứ tư đang được chính phủ các nước phương Tây quan tâm và các cơ sở sản xuất đặt ở gần thị trường tiêu thụ đang trở thành xu hướng chủ đạo.

Hơn nữa, một số sản phẩm phức tạp lại đòi hỏi người thiết kế và người sản xuất phải làm việc cùng nhau. Tập đoàn tư vấn Boston của Mỹ cho biết, đến năm 2020, khoảng 10 – 30% sản phẩm trong các lĩnh vực giao thông, máy tính, chế tạo mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được sản xuất ngay tại Mỹ và sẽ giúp sản lượng nước này tăng khoảng 20 – 50 tỷ USD/năm8.

2.6 Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Thế kỷ XX là thế kỷ của cuộc CMCN tiêu tốn một khối lượng năng lượng hóa thạch khổng lồ và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo của nhân loại, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, gây ra biến đổi khí hậu và các thảm họa từ thiên nhiên. Chính vì vậy, sự chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo, các nguyên nhiên liệu mới, giảm khí thải, chất thải, tăng trưởng xanh đáp ứng hai yêu cầu là nguyên nhiên liệu cho cuộc sống và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững là xu hướng tất yếu của cuộc CMCN này.

Thực tế cho thấy chiến lược bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh đã được xác dịnh là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới, cả nước phát triển và đang phát triển, trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Các quốc gia như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan ở Châu Âu, hay Hàn Quốc, Nhật Bản ở Châu Á đã và đang đi tiên phong trong việc thúc đẩy bảo vệ môi trường với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Đầu tư cho phát triển xanh hiện chiếm 14% tổng giá trị các gói kích thích kinh tế toàn cầu (khoảng 3 nghìn tỷ USD), trong đó tập trung vào: sử dụng hiệu quả năng lượng; giảm tiêu thụ năng lượng sinh hoạt; phát triển năng lượng thay thế và tái tạo; năng lượng sinh học; giao thông tiết kiệm năng lượng…

Cụ thể, Mỹ dành khoảng 150 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế 782 tỷ USD sau khủng hoảng toàn cầu để đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế xanh, nhất là năng lượng mới và tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân…) và đặt mục tiêu đến năm 2025, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25% lượng phát điện. EU đã đầu tư 0,5% GDP của EU cho việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2020 tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo từ 8,5% hiện nay lên 20% và giảm 20% lượng khí nhà kính. Hàn Quốc – một trong những quốc gia đi đầu về tăng trưởng xanh ở Châu Á cũng đặt mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng đến năm 2020 là 6,08%, tăng hơn gấp đôi so với mức 2,7% năm 2009. Trung Quốc — nước được cho là sẽ vượt Mỹ tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới cũng đã đầu tư rất lớn vào năng lượng tái tạo và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tại cuộc gặp Thượng đỈnh các nước Đông Á ở Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi đó đã nói Trung Quốc sẽ giảm tiêu thụ năng lượng 20% trong vòng 5 năm tới (tính theo đơn vị trên BIP) – điều này cũng không thua kém cam kết của Châu Âu đến năm 2020 giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là 20%. Năm 2015, Trung Quốc, Ẩn Độ và Brazil đã cam kết đầu tư 156 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng 19% so với năm trước đó. Đây cũng là năm đầu tiên ghi nhận các nước ở Châu Á vượt qua các quốc gia giàu có ở Châu Âu để trở thành các nhà đầu tư lớn nhất vào phát triển năng lượng xanh. Tại một số nước ASEAN, Indonesia đã triển khai “Chương trình năng lượng 2025”, trong đó phấn đấu giảm tỷ lệ sử dụng dầu thô xuống còn 20% tổng nhu cầu năng lượng; Thái Lan khuyến khích đầu tư và sử dụng nhiên liệu sinh học, nhất là trong các ngành vận tải (nhiên liệu sinh học hiện chiếm 20% nhu cầu nhiên liệu trong ngành vận tải ở Thái Lan); Philippines đã ban hành Chương trình Phát triển xanh, tranh thủ hỗ trợ của ADB để phát triển các dự án tái chế và thải ít carbon…

(còn nữa)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here