Bangladesh nổi lên là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 3 cho Hoa Kỳ

0
108
(ảnh minh hoạ)

Bangladesh đã nổi lên là nguồn cung ứng lớn thứ 3 cho các công ty may mặc và thời trang tại Hoa Kỳ vào năm 2020, từ vị trí thứ 6 của năm ngoái, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ngày 04/8/2020, Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ (USFIA) và Đại học Delaware công bố Khảo sát tiến hành với 25 thương hiệu thời trang, nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và bán buôn hàng đầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, bao gồm một số thương hiệu và nhà bán lẻ lớn nhất của nước này, theo đó Trung Quốc và Việt Nam lần lượt là nguồn cung ứng lớn nhất và thứ hai.

Vị thế của Bangladesh đã được cải thiện chủ yếu nhờ “mức giá cạnh tranh nhất” khi xuất khẩu trong những năm qua. Năm nay, Bangladesh được 85,7% số người trả lời chọn làm nguồn cung, xếp thứ 3 sau Trung Quốc 100% và Việt Nam 95,2%, tiếp theo là Ấn Độ 81%, Indonesia 71,4%, Campuchia 66,7%, Philippines 57,1% và Sri Lanka 52,4%. Bangladesh là quốc gia cung ứng lớn thứ 5 trong năm 2016 và 2018 và đứng thứ 7 vào năm 2017.

Theo “Nghiên cứu ngành thời trang năm 2020” (2020 Fashion Industry Benchmarking Study), trong khi Bangladesh phải đối mặt với việc người mua ở Mỹ hủy hoặc hoãn đơn hàng nhiều hơn so với một trong những đối thủ cạnh tranh chính là Việt Nam do đại dịch Covid-19 gây ra, thì Bangladesh và Việt Nam là những nhà cung cấp quan trọng đối với hàng may mặc tại thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc các công ty Hoa Kỳ giảm nguồn cung từ Trung Quốc. Khoảng một nửa số công ty được hỏi có kế hoạch tăng một cách vừa phải nguồn cung ứng từ một số quốc gia châu Á trong hai năm tới, bao gồm Bangladesh, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ.

Dữ liệu chính thức của Mỹ cũng khẳng định xu hướng này, cho biết Bangladesh chiếm 9,4% nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2020, cao kỷ lục và tăng 7,1% so với năm 2019. Báo cáo từ dữ liệu này cho thấy Bangladesh cũng như Trung Quốc và ASEAN đang xuất khẩu các sản phẩm ngày càng giống nhau sang Hoa Kỳ từ năm 2015 đến 2019, xuất khẩu sang Mỹ đã tăng mặc dù trong bối cảnh cuộc chiến Covid-19 và thuế quan Mỹ-Trung.

Năm nay, sự gián đoạn do Covid-19 trong việc tìm nguồn cung ứng và sự không chắc chắn mà ngành đang đối mặt đè nặng lên những công ty được khảo sát. Khảo sát về nguồn cung ứng cho thấy mức độ tin cậy thấp nhất trong triển vọng 5 năm kể từ khi bắt đầu có báo cáo này.

Theo báo cáo, khi doanh số bán hàng giảm và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn đáng kể, không có gì ngạc nhiên khi tất cả những người được hỏi đều nói rằng họ ít nhiều đã hoãn hoặc hủy các đơn đặt hàng từ nguồn cung ứng.

Gần một nửa số nhà bán lẻ cho biết các đơn đặt hàng mà họ đã hủy hoặc hoãn qua quý 2 năm 2020. 40% khác dự kiến hủy và hoãn đơn đặt hàng có thể kéo dài thêm đến quý 4 năm 2020 hoặc thậm chí là sau đó. Kết quả khảo sát cho thấy “Việc hủy hoặc hoãn đơn đặt hàng liên quan nhiều nhất đến các nhà cung cấp ở Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ”. Điều thú vị là, những người được hỏi dường như “cẩn thận” hơn trong việc hủy các đơn hàng đến từ Việt Nam, nơi mà nhiều người coi là “Trung Quốc tiếp theo” về nguồn cung ứng hàng may mặc.

Báo cáo cũng cho thấy sự thống nhất tương tự về giá cả, kể từ năm 2017, Bangladesh đưa ra mức giá cạnh tranh nhất, tiếp theo là Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Ấn Độ và Sri Lanka. “Sản xuất tại Bangladesh cho thấy một lợi thế đáng kể về giá đối với các mặt hàng may mặc bằng vải bông, chiếm gần 77% tổng xuất khẩu hàng may mặc của nước này sang Mỹ trong năm 2019”. Ngoài yếu tố chi phí lao động, năng lực mạnh trong sản xuất sợi bông và vải tại địa phương (chủ yếu là hàng dệt kim) thay vì phụ thuộc vào nhập khẩu, đã góp phần tạo ra lợi thế chi phí cho các sản phẩm “Made in Bangladesh”.

Quần áo MMF (sợi nhân tạo) có thể là một động lực tăng trưởng tiềm năng mới cho xuất khẩu của Bangladesh. Các công ty thời trang đang mong muốn đa dạng hóa nguồn cung ứng ngoài Trung Quốc, và khả năng tìm nguồn cung ứng ở Việt Nam không có sẵn. Tuy nhiên, những người được hỏi vẫn coi việc tìm nguồn cung ứng từ Bangladesh nói chung, rủi ro tương đối cao hơn về tuân thủ trách nhiệm, với điểm đánh giá là 2,0, giống như năm ngoái.

Nhìn chung, những người được khảo sát cho rằng việc tìm nguồn cung ứng từ các nước phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ và các nước EU, rủi ro liên quan đến tuân thủ điều kiện môi trường tương đối thấp. Trong khi đó, rủi ro trong tuân thủ về môi trường tương đối cao hơn khi tìm nguồn cung ứng từ các nước châu Á đang phát triển, chẳng hạn như Bangladesh, Campuchia và các thành viên AGOA (African Growth and Opportunity Act).

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here