Bangladesh là một trong những nước nhận FDI thấp nhất ở Châu Á

0
128
(Internet)
(Internet)

Theo “Báo cáo về môi trường đầu tư năm 2020: Bangladesh” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Bangladesh là một trong những mức thấp nhất ở châu Á. Báo cáo cho biết quốc gia này đã nhận được vốn FDI là 3,6 tỷ USD trong năm 2018, chiếm hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước và là một trong những tỷ lệ thấp nhất ở Châu Á.

Báo cáo nhận định rằng cơ sở hạ tầng thiếu thốn, công cụ tài chính hạn chế, sự chậm trễ của bộ máy hành chính, việc thực thi lỏng lẻo luật lao động và tham nhũng tiếp tục cản trở đầu tư nước ngoài vào Bangladesh. Việc chậm áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp và quy trình tư pháp chậm chạp cũng cản trở việc thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp kinh doanh. “Những nỗ lực của chính phủ mới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho thấy nhiều hứa hẹn nhưng việc triển khai vẫn chưa thành hiện thực”.

Báo cáo cho biết: “Tham nhũng vẫn là một trở ngại nghiêm trọng đối với đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh. Mặc dù chính phủ đã thiết lập luật pháp để chống hối lộ, tham ô và các hình thức tham nhũng khác, nhưng việc thực thi lại không nhất quán.” Báo cáo đã đề cập rằng chính phủ hiện tại đảng do Liên đoàn Nhân dân lãnh đạo đã công khai nhấn mạnh cam kết của họ đối với các nỗ lực chống tham nhũng và tái khẳng định sự cần thiết của Ủy ban chống tham nhũng (ACC), nhưng các đảng đối lập cho rằng ACC bị chính phủ sử dụng để quấy rối các đối thủ chính trị. Báo cáo cũng cáo buộc rằng tham nhũng phổ biến trong mua sắm công, thu thuế và hải quan, và giữa các cơ quan quản lý. “Tham nhũng, bao gồm hối lộ, làm tăng chi phí và rủi ro của hoạt động kinh doanh”. Theo một số ước tính, các khoản thanh toán ngoài hồ sơ của các công ty có thể khiến GDP hàng năm giảm từ 2-3%.

Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận rằng Bangladesh đã từng bước đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt một số ràng buộc đầu tư, bao gồm thực hiện các bước để đảm bảo nguồn điện. Báo cáo cũng chỉ ra rằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong thập kỷ qua; lực lượng lao động đông đảo, trẻ và làm việc chăm chỉ; vị trí chiến lược giữa các thị trường Nam và Đông Nam Á rộng lớn; và khu vực tư nhân sôi động, Bangladesh có thể sẽ thu hút đầu tư ngày càng tăng, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng do sự bùng phát toàn cầu của Covid-19.

Báo cáo đánh giá cao việc Bangladesh đưa ra một loạt các ưu đãi khuyến khích đầu tư trong chính sách công nghiệp và chiến lược tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu.

Bangladesh đang tích cực tìm kiếm đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán nông nghiệp, hàng dệt may, da và hàng da, hàng kỹ thuật nhẹ, năng lượng và điện, điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nhựa, chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế, dược phẩm, đóng tàu và cơ sở hạ tầng.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here