Bangladesh đứng thứ 21 trong các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về dịch chuyển sản xuất

0
130

Trong Báo cáo mới nhất về Chỉ số Định vị dịch vụ toàn cầu (GSLI) do Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu A.T. Kearney vừa công bố, Bangladesh đứng thứ 21 trong số các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về dịch chuyển sản xuất, tăng một bậc so với năm ngoái.

GSLI được coi là một chỉ số uy tín nhằm giúp các công ty có cơ sở đưa ra quyết định dịch chuyển nhà máy sản xuất ra nước ngoài. Giống như các năm trước, kết quả của GSLI dựa trên việc khảo sát tại 55 quốc gia với 3 hạng mục chính là sự hấp dẫn về tài chính, kỹ năng và sự sẵn có của nguồn lao động, và môi trường kinh doanh. Nhân tố chính khiến Bangladesh đạt được thứ hạng cao trong Bảng xếp hạng này chính là điểm số cao trong hạng mục sự hấp dẫn về tài chính, bao gồm lương trung bình hàng năm, chi phí bồi thường, chi phí trung bình về cơ sở hạ tầng, thuế, chi phí tham nhũng và diễn biến của tỷ giá hối đoái. Đáng chú ý, Bangladesh đứng thứ 4 thế giới về phương diện hấp dẫn tài chính trong số 55 nước tiến hành khảo sát. Tuy nhiên, Bangladesh lại bị tụt hai bậc so với vị trí thứ 2 thế giới của năm ngoái. Điều đó cho thấy các nước khác đang dần đuổi kịp Bangladesh xét về chi phí cạnh tranh.

Đối với hạng mục môi trường kinh doanh bao gồm những rủi ro về kinh tế và chính trị, sự thích ứng văn hóa, cơ sở hạ tầng và an ninh sở hữu trí tuệ, điểm số của Bangladesh cũng giảm. Ông Ahmadul Hoq, Cựu Chủ tịch Hiệp hội về dịch chuyển sản xuất Bangladesh cho rằng sự chồng chéo và cồng kềnh của các bộ, ngành chính là trở ngại chính đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Bangladesh. Việc cải thiện thứ hạng của Bangladesh trong Bảng xếp hạng GSLI năm nay chủ yếu là do tăng điểm trong hạng mục về kỹ năng và sự sẵn có của nguồn lao động. Tuy nhiên, ông Ahmadul Hoq cho rằng Bangladesh không nên chủ quan và cần tiếp tục nâng cao kỹ năng của người lao động, đặc biệt là kỹ năng truyền thông.

Trong Bảng xếp hạng này, xét ở khu vực Châu Á, Bangladesh vẫn đứng sau các quốc gia như Ấn Độ (đứng đầu Bảng xếp hạng), Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Sri Lanka. Bảng xếp hạng năm nay cũng nhấn mạnh những tác động sâu rộng của việc áp dụng tự động hóa trong quá trình dịch chuyển nhà máy sản xuất ra nước ngoài bởi việc áp dụng tự động hóa đang đe dọa tới hàng trăm ngàn công việc có trình độ thấp ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

Tin từ ĐSQVN tại Bangladesh (The Financial Express, 16/10).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here