Mục Bài viết (Post) là nơi bạn tạo bài viết mới & chỉnh sửa biên tập các bài viết đã tạo ra.
Mục này có 4 phần chính:
- Tất cả bài viết (All Posts): Nơi tổng hợp các bài viết đã xuất bản, có phần lọc các bài viết theo thời gian, chuyên mục.
- Viết bài mới (Add new): Cách tạo bài viết mới
- Chuyên mục (Categories): Nơi quản lý, tạo mới các chuyên mục.
- Thẻ (Tags): Nơi quản lý, tạo mới các tag liên quan kết nối các nội dung.
1. Tất cả các bài viết (All Posts)
Nơi tổng hợp các bài viết đã xuất bản, có phần lọc các bài viết theo thời gian, chuyên mục.
- Nếu bạn muốn tạo bài viết mới, nhấn vào nút “Viết bài mới” bên tay phải tiêu đề “Bài viết”
- Nếu bạn muốn biên tập một bài viết đã được xuất bản, click chuột vào tiêu đề của bài viết đó.
Ngoài ra CMS WordPress còn hỗ trợ chức năng sửa nhanh một bài viết khi di chuột qua từng tiêu đề như hình minh họa dưới đây:
- Tiêu đề: Sửa tiêu đề bài viết, nên ngắn gọn xúc tích, tránh tiêu đề quá dài làm lộn xộn, không đẹp mắt.
- Chuỗi cho đường dẫn tĩnh (Slug): Đây là phần sẽ hiển thị trên Address bar, phần này có thể sửa lại sao cho thân thiện nhất, không sử dụng các ký tự lạ gây lỗi web. Thông thường phần này sẽ tự động sinh ra sau khi viết tiêu đề.
- Ngày: Bạn có thể dễ dàng sửa lại thời gian xuất bản bài viết theo ý mình. Thậm chí có thể đặt giờ trong thời gian sắp tới. Đến đúng thời điểm đã hẹn, website sẽ tự post bài.
- Mật khẩu (Password): Nếu bạn muốn bảo vệ nội dung của một bài viết nào đó bằng mật khẩu, chỉ ai có mật khẩu mới xem được bài viết đó thì sử dụng chức năng này.
- Riêng tư (Private): Thiết lập này sẽ khiến người thông thường không thể xem được bài viết đó, thậm chí cả khi có liên kết dẫn đến bài viết đó, vẫn bị thông báo lỗi 404 (không tồn tại). Nhưng ban quản trị, các thành viên sau khi đăng nhập vào hệ thống sẽ đọc được. Chức năng này chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt. Không sử dụng cho mục đích thiết lập các bài viết cho các chuyên đề. Các bài viết ở mục Hướng dẫn sử dụng là dạng Riêng tư.
- Chuyên mục (Categories): Đây chính là các chuyên mục phân loại bài viết, một bài viết có thể thuộc một hay nhiều chuyên mục.
- Thẻ (Tags): là cách phân loại đặc biệt của bài viết để mô tả cụ thể các chủ đề liên quan.
- Cho phép gửi phản hồi (Allow Comments): Cho phép bài viết này có chức năng bình luận hay ko. Mặc định là cho phép bình luận.
- Ping (Allow Ping): Cơ chế ping là thực sự thúc đẩy các chỉ số (index) cơ chế trang web của bạn, bằng cách ping một tín hiệu để các công cụ tìm kiếm để nhận ra nội dung mới xuất bản gần đây của bạn trên trang web, sau đó công cụ tìm kiếm sẽ tiến hành thu thập thông tin mới. Giá trị thắng lợi lớn nhất của bạn phải nói là SPEED – tốc độ.
- Trạng thái (Status): Đây là những lựa chọn cho việc xuất bản bài viết với các tùy chọn:
- Đã đăng (Published): Mặc định thể hiện trạng thái bài viết đã được xuất bản
- Chờ xét duyệt (Pending): Lựa chọn này cho những bài viết của thành viên phải đợi kiểm duyệt từ Ban quản trị, sau đó mới được phép xuất bản.
- Nháp (Draft): Bài viết được lưu dưới dạng nháp, không hiển thị ra ngoài website.
- Dán bài này lên đầu (Make this post sticky): Chức năng này khi được lựa chọn cho phép bài viết này luôn hiển thị trên cùng của dành sách bài viết. Bất kể thời gian đã lâu hay mới nhất.
2. Viết bài mới (Add New)
Vui lòng xem chi tiết diễn giải các chức năng ở bài “Viết bài mới”
3. Chuyên mục (Categories)
Category nghĩa là một nhóm bao quát chứa các bài viết trong blog. Nó giống như những cái cặp giấy và các tờ giấy là những bài viết được chứa ở trong đó. Category có thể được phân cấp, tức là một Category có thể bao gồm nhiều Category nhỏ khác ở trong.
Diễn giải:
- Tên (Name): Tạo thêm Chuyên mục (Catagory) mới.
- Chuỗi cho đường dẫn tĩnh (Slug – URL): Cách viết liên kết tối ưu hóa cho link. Thường tự động tạo ra sau khi đặt tên ở trên.
- Cha (Parent): Lựa chọn Catagory mới nằm độc lập hay nằm trong một Catagory khác.
- Mô tả (Description): Phần chú thích cho chuyên mục mới sẽ tạo ra.
4. Các thẻ (Tags)
Nếu ta xem Category là cặp sách, bài viết là giấy thì Tag cũng được xem là những cái kẹp giấy để kẹp một số bài viết có liên quan lại với nhau.
Diễn giải:
- Tên (Name): Tên của thẻ mới sẽ tạo ra.
- Chuỗi cho đường dẫn tĩnh (Slug – URL): Đặt lại tên thân thiện với link. Thường tự động tạo ra sau khi đặt tên ở trên.
- Mô tả (Description): Phần chú thích cho thẻ mới sẽ tạo ra
Một ví dụ dễ hiểu hơn là giả sử bạn có một blog về các món ăn, trong blog ta có các category như Điểm tâm sáng, Điểm tâm tối. Sau đó ta viết một bài viết về chủ đề Điểm tâm sáng và đặt chúng vào category Điểm tâm sáng, nhưng ở trong bài viết đấy ta sẽ có một số tag như ăn mặn, ăn ngọt, cafe sáng..v.v.v..Và cứ mỗi bài viết chúng ta đều sử dụng tag thì khi khách xem bài viết, nếu họ muốn xem các bài viết nói về đồ ăn mặn thì họ sẽ truy cập vào tag ăn mặn, từ đó các bài viết mà các bạn đặt tag là ăn mặn sẽ hiển thị ra.
Một sự khác biệt rõ ràng nhất đó là bạn phải chọn một category bất kỳ khi viết bài, còn Tag thì tùy ý thêm vào. Nếu không chọn Category cho bài viết thì bài viết đó sẽ tự động được đưa vào một category mang tên “Uncategorized”.