Bài viết này hướng dẫn các bạn cách thêm bài viết mới, cách lựa chọn danh mục của bài viết & cách xuất bản nội dung.

Bước 1. Truy cập vào mục Viết bài mới (Add New)

Có hai cách để truy cập vào không gian tạo bài viết mới:

  • Cách 1. Click vào góc trên cùng của Menu Admin có cụm chữ “Trang Ngoại giao Kinh tế Online > Bảng tin > Vào CMS WordPress > Tất cả bài viết (All Posts) > Viết bài mới

  • Cách 2. Nhấp chuột vào Menu “+Mới”, trong Menu xổ xuống, chọn Posts.

Sau khi truy cập được vào vùng làm việc, mời bạn chuyển tiếp sang bước 2

Bước 2. Viết tiêu đề & Nội dung

  • Khu vực số 1: Đây là chỗ để viết tiêu đề bài viết, lưu ý việc viết ngắn gọn xúc tích, không dài dòng. Phần “Liên kết tĩnh” tự động sinh ra sau khi đặt tiêu đề, phần này có thể sửa lại cho ngắn gọn hơn theo chủ đích của người biên tập bằng nút “chỉnh sửa”.
  • Khu vực số 2: Đây là phần nội dung của bài viết, phần này các bạn có thể biên tập thoải mái như văn bản được biên soạn trong Microsoft Word.
    • Để kích hoạt Toolbar định dạng văn bản, click vào icon có tên “Toolbar Toogle“.
    • Để đảm bảo văn bản mang tính đồng bộ về định dạng, nếu các bạn copy từ nguồn khác như website, văn bản soạn trong word, hãy sử dụng chức năng ở icon “Paste As Text
Nơi nhập tiêu đề bài viết & soạn thảo bài viết.

Bước 3. Định dạng bài viết

  • Mục 3 – Post Template: Theo đặc thù từng chuyên mục, chúng ta có thể tùy biến linh hoạt bài viết theo các định dạng dựng sẵn. Nên thống nhất sử dụng Style 2 hoặc Style 3. Với chuyên mục Chính sách & luật và Thống kê thì chọn Style 3. Nếu không chọn thì bài viết sẽ lấy theo thiết lập mặc định của hệ thống.
  • Mục 4 – Primary Category: Một bài viết có thể nằm ở nhiều chuyên mục. Chúng ta có thể chọn chuyên mục chính mà bài viết sẽ ưu tiên hiển thị.
  • Mục 5 – Sidebar Position: Vị trí Sidebar hiển thị. Với các chuyên mục thường thì mặc định hiển thị nội dung sidebar (sidebar bao gồm bài viết xem nhiều nhất, bài viết mới nhất, chủ đề mới nhất…). Riêng mục Chính sách & Luật và Thống kê thì sidebar nằm bên trái.
  • Mục 6 – Sidebar Custom: Cho phép bạn lựa chọn nội dung của sidebar phù hợp với chủ đề bài viết. Giả sử nếu bài viết thuộc chuyên mục “Công tác NGKT” thì bạn phải lựa chọn trong Sidebar Custom có tên là “Công tác NGKT – ID:3”. Nếu không lựa chọn, Website sẽ đề xuất sidebar mặc định.
  • Mục 7 – Subtitle: Tiêu đề phụ này nằm ngay bên dưới của tiêu đề chính, nó có thể là đoạn trích dẫn hay phần giải thích làm rõ hơn ý nghĩa của tiêu đề chính & nội dung bài viết.
  • Mục 8 – Quote Block: Chức năng này chỉ dùng cho những bài viết rất ngắn, chỉ là lời trích dẫn một tài liệu, sự kiện hay ý kiến của một người nào đó. Không mấy khi dùng.
  • Mục 9 – Source Name: Trên nguồn trích dẫn – phần này hiển thị dưới cùng của bài viết với chức năng hiển thị nguồn bài viết tham khảo, dẫn nhập lại.
  • Mục 10 – Source URL: Nếu các bạn tham khảo nguồn online ở trên, hãy copy địa chỉ website nguồn trích dẫn và dán vào đây. Như vậy khi hiển thị ra ngoài, nguồn trích dẫn sẽ được gắn link liên kết đến trang gốc.
  • Mục 11 – Via Name: Tên tác giả viết bài – trong trường hợp bài viết không phải do chính Ban quản trị hay thành viên viết.
  • Mục 12 – Via URL: Đẫn link đến website / tài liệu / Hồ sơ của tác giả viết.

Liên quan tới vấn đề bản quyền thông tin xuất bản trên mạng. Ban Quản trị & thành viên lưu ghi rõ tên tác giả, nguồn trích dẫn vào các mục 8 – 12. Như vậy thể hiện sự tôn trọng tác quyền. Trong trường hợp bài viết đó do BQT hay thành viên tự viết, tự biên tập thì có thể bỏ qua mục 11, 12.

Bước 4. Thiết lập Đăng bài viết

Nhóm chức năng này kiểm soát việc xuất bản nội dung của bài viết / chủ đề.

  • Nút Lưu nháp (Draft): Chức năng này giúp bạn lưu tạm bài viết để có thể biên tập vào lúc khác. Khi lưu bài viết ở dạng này, nội dung sẽ chưa được hiển thị ra bên ngoài Website.
  • Nút Xem thử (Preview): Chức năng này khá quan trọng, nó giúp bạn xem trước nội dung trong giai đoạn biên tập, trình bày. Khi click nút này, một tab mới sẽ mở ra, hiển thị đúng nội dung bài viết của bạn. User vẫn chưa thể nhìn thấy bài viết này ngoài bạn, cho tới khi bài viết của bạn được xuất bản sau khi nhấn “Đăng bài viết”.
  • Trạng thái (Status): Có 3 trạng thái tương ứng với:
    • Đã xuất bản (Published) – Bài viết đã được xuất bản, User đã có thể đọc được bài viết này.
    • Đang chờ xét duyệt (Pending Review) – Bài viết đã hoàn chỉnh, chờ xét duyệt của Ban Quản trị trước khi xuất bản.
    • Nháp (Draft): Lưu bài viết dưới dạng bản thảo. Chưa xuất bản.
  • Chế độ xem (Visibility): Chức năng này cho phép bạn lựa chọn cách hiển thị bài viết ra bên ngoài đối với User hay thành viên. Gồm 3 lựa chọn:
    • Chìa khóa Chung (Public Key): Bài viết này sẽ hiển thị cho tất cả mọi người truy cập Website.
      • “Dán bài viết này lên trang nhất”: Chức năng này giúp bài viết luôn hiển thị ở vị trí trên cùng trong danh sách các bài viết, bất kể đã cũ hay rất mới.
    • Được bảo vệ bằng mật khẩu (Password protected): Mọi người có thể đọc được tiêu đề bài viết, tuy nhiên nội dung được bảo vệ bằng mật khẩu. Chỉ khi có mật khẩu thì User mới đọc được nội dung chi tiết. Mật khẩu này sẽ tạm nhớ cho đến khi các bạn tắt trình duyệt Web đi.
    • Riêng tư (Private): Chỉ có thành viên đã đăng nhập mới xem được bài viết này. User thông thường sẽ không thể đọc được tiêu đề, nội dung bài viết. Họ sẽ nhận được thống báo lỗi 404 về trang nội dung không tồn tại.
  •  Chế độ xem – nâng cao:
    • No Restriction: Không giới hạn nội dung
    • Restricted to All Member: Giới hạn nội dung, chỉ dành cho tất cả thành viên Website.
    • Restricted to Verified Accounts: Bài viết chỉ dành cho hội viên chính thức, đã được xác thực.
    • Restricted to User Rolles: Giới hạn nội dung, chỉ dành cho thành viên được chỉ định cụ thể (Ví dụ như Administrator, Ban Quản trị,…)
  • Chức năng Bản thảo (Revisions) giúp các bạn xem lại những lần chỉnh sửa trước của bạn hoặc thành viên sửa. Việc này giúp bạn khôi phục lại các nội dung trước đó ở từng giai đoạn lưu trữ sau khi sửa.
  • Chức năng thời gian đăng mặc định là “Đăng ngay lập tức”, chức năng này cho phép bạn có thể chỉnh sửa thời gian đăng phù hợp với sự kiện, hoặc đăng lấy mốc thời gian là thời điểm xuất bản bài viết. Thậm chí có thể chỉnh thời gian ở giai đoạn tương lai. Khi đến đúng thời điểm đã thiết lập trong tương lai, bài viết sẽ tự động được đăng.
  • Nút “Bỏ vào thùng rác“: Chức năng là xóa tạm bài viết, các bạn có thể tìm lại nó trong thư mục Sọt rác (Trash).
  • Nút “Đăng bài viết“: Chức năng này giúp bạn đăng bài viết mới lên Website. Phải chắc chắn rà soát nội dung bài viết, các thông số để đảm bảo không bị sai xót về mặt nội dung khi đã xuất bản ra ngoài.

Bước 5. Định dạng kiểu bài viết (format)

Có hai chức năng chính đấy là Chuẩn (Standard) & Video.

  • Chuẩn (Standard): Đây là kiểu bài viết theo mặc định.
  • Video: Nếu lựa chọn bài viết theo kiểu Video thì bố cục của bài viết sẽ thay đổi theo phong cách tối ưu hóa, dành cho nội dung Video.

Bước 6. Lựa chọn chuyên mục

Chuyên mục (Categories) là nơi bạn có thể dễ dàng phân loại bài viết này nằm trong chuyên mục nào. Một bài viết có thể nằm ở nhiều chuyên mục. Lưu ý không để bài viết nằm ở nhóm chuyên mục “Uncategorized”.

  • Tất cả chuyên mục (All Categories): Hiển thị danh sách tất cả các Chuyên mục.
  • Được sử dụng nhiều nhất (Most Used): Để đỡ mất thời gian tìm trong danh sách, tab này cho phép bạn chọn nhanh một chuyên mục bạn hay sử dụng.
  • “Add New Category”: Thêm một chuyên mục – Chức năng này cho phép bạn tạo ra một chuyên mục mới, chuyên mục này có thể nằm độc lập hoặc nằm trong một chuyên mục mục lớn (parent). Bạn có thể dễ dàng quản lý danh sách chuyên mục qua trang Categories.

Bước 7. Dán nhãn/thẻ cho bài viết (Tags)

Nhóm chức năng này giúp các bạn có thể dán nhãn những từ, cụm từ khóa để sau này có thể xem chéo các nội dung. Có thể thêm, bớt hoặc dùng những tag đã tạo ra trước đó.

  • Muốn thêm một thẻ/tag mới, bạn có thể viết vào phần form & nhấn nút “Thêm”
  • Các thẻ này có thể viết một từ hoặc 1 cụm từ.
  • Các thẻ có thể viết cách nhau bằng 1 dấu phẩy. Không nhất thiết phải viết dính vào nhau.
  • “Lựa chọn từ những thẻ được dùng nhiều nhất” (choose from the most used tags) giúp các bạn chọn lại được những thẻ tương đồng đã sử dụng trước đó.

 

 

 

 

Bước 8. Chọn ảnh chức năng cho bài viết

  • Bước này rất quan trọng, các bạn phải chọn một hình ảnh đặc trưng cho bài viết của mình. Hình ảnh này sẽ hiển thị dạng Thumbnail. Việc này sẽ khiến User nhận diện bài viết dễ hơn với hình ảnh đặc trưng. Không nên bỏ trắng phần lựa chọn này.
  • Trong trường hợp không có ảnh đại diện, bài viết của bạn sẽ hiển thị thumbnail theo dạng mặc định của Website (Hình màu ghi, có biểu tượng tờ tài liệu)

 

 

Sau khi nhập đủ các thông tin ở trên, các bạn có thể click nút “Xem thử” để xem phần nội dung thông tin của mình viết có hợp lý không. Sau đó có thể nhấn “Đăng bài viết”.