Trang tin điện tử báo Economic Times (Ấn Độ) ngày 21/02/2019 có bài “Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thập kỷ tới”, trích đăng một số nội dung trong báo cáo “Tăng trưởng bền vững ở những thị trường mới nổi kêu gọi tiết kiệm và đối mới” của nhà kinh tế xuất sắc Louis Kuijis và được Oxford Economics công bố.
Theo đó, Ấn Độ sẽ tiếp tục là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thập niên 2019-2028, có thể đạt mức bình quân 6.5% năm, cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi. Sau Ấn Độ là Philippines (5,3%), Indonesia (5,1%) và Trung Quốc (5,1%). Các nền kinh tế mới nổi với mức tăng trưởng nhanh bền vững tạo khác biệt bởi tích lũy vốn nhanh chủ yếu từ nguồn tài chính nội địa và tăng mạnh nhân tố sản xuất tổng thể (TFP).
Để đạt được sự tăng trưởng bền vững nhanh trong thập kỷ tới, các nền kinh tế mới nổi sẽ cần có nguồn tiết kiệm mạnh. Để tránh bẫy thu nhập trung bình, những nước thu nhập bình quân nhỉnh hơn cần phải có tiến bộ, nhất là việc “làm chủ công nghệ”, cần có sự tham gia nhiều hơn của các công ty hoặc con người trong cải tiến và nghiên cứu – phát triển (R&D).
Tin từ TLSQVN tại Mumbai, Ấn Độ.