Trong bản cập nhật kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tháng 10/2023, World Bank cho biết tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong khu vực được dự đoán sẽ duy trì ở mức cao là 5% vào năm 2023 nhưng xu hướng giảm trong nửa cuối năm 2023 và dự báo 4,5% trong năm 2024. Báo cáo nhận định tăng trường khu vực năm nay cao hơn mức tăng trưởng trung bình dự kiến cho tất cả các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi khác sống thấp hơn dự kiến trước đó. Riêng đối với Trung Quốc, tăng trưởng năm 2023 được dự báo là 5,1%; các nước khác được dự báo mức tăng là 4,6%. Đáng chú ý, sản lượng đã vượt quá mức trước đại dịch ở hầu hết các nền kinh tế lớn hơn ở các nước Đông Nam Ả, song quá trình phục hồi diễn ra không đồng đều ở các nước. Sản lượng ở Trung Quốc và Việt Nam đã vượt mức trước đại dịch vào năm 2020 và hiện cao hơn khoảng 20%.
Có 3 nhóm tác nhân được cho là sẽ tác động tới chiều kinh tế khu vực. Một là, gánh nặng nợ doanh nghiệp và nợ của các hộ gia đình sau các làn sóng lây nhiễm đang ngày càng thể hiện rõ hơn, cùng với các khoản nợ khác từ các biện pháp thắt chặt tài khóa trên diện rộng đang góp phần vào đả suy giảm tăng trưởng nói chung của cả khu vực. Hai là, các thay đổi chính sách kinh tế công nghiệp, tự chủ tự cường của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài tại nước này; suy giảm kinh tế tạm thời của Trung Quốc cũng sẽ làm suy giảm vai trò động lực của kinh tế nước này đối với tăng trưởng kinh tế chung cả khu vực. Ba là, sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ công nghiệp của các nước trong một loạt lĩnh vực cụ thể như đầu tư, dịch vụ, hàng hóa… cũng làm chậm lại quá trình tăng trưởng; việc triển khai chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp công nghệ cao của Mỹ như CHIPS Act cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và các nước châu Á khác sang Mỹ.
Về dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế 2024, Báo cáo cho rằng Trung Quốc tiếp tục đối mặt với các khó khăn kéo dài; xu hướng phục hồi kinh tế chậm lại, nợ tăng cao, yếu kém trong lĩnh vực bất động sản, già hóa dân số… sẽ tiếp tục gây áp lực đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, dự báo tăng trưởng giảm xuống còn 4,4% vào năm 2024. Tuy nhiên, tăng trường ở các khu vực còn lại của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương dự báo sẽ tăng lên 4,7% do sự phục hồi của tăng trưởng toàn cầu và các điều kiện tài chính tích cực hơn sẽ bù đắp cho tác động tiêu cực của thị trường tài chính thời gian qua; khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn tiếp tục được dự báo là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới.
Theo World Bank, để duy trì được đà tăng trưởng khả quan, khu vực Đông Á – Thái Bình Dương giai đoạn tới cần chú trọng đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ, trong đó ưu tiên cải cách và chuyên số trong lĩnh vực dịch vụ; đánh giá đây là động lực tăng trưởng quan trọng nhất hiện nay, nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động; và nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế./.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)