Dự báo kinh tế Mỹ cuối năm 2023 và năm 2024

0
1335
(minh hoạ)
(minh hoạ)

Một số dữ liệu gần đây đã phản ánh bức tranh kinh tế Mỹ có chiều hướng tích cực hơn so với các dự báo trước đó. Tăng trưởng GDP thực tế Quý II/2023 đạt 2,1% so với cùng kỳ năm 2022; dự báo GDP thực tế Quý III/2023 vẫn sẽ tiếp tục chiều hướng tăng trưởng tích cực, trong đó tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp đều tiếp tục tăng, trong khi tình trạng lạm phát đã được kiềm chế. Chỉ số lạm phát tổng thể hiện đang ở mức tăng 3,7% tháng 8/2023, nhích lên từ mức 3-3,2% trong 2 tháng trước đó (chủ yếu do giá năng lượng tăng trở lại), lạm phát lõi giảm về mức 3,2% tháng 8 (so cùng kỳ). Thị trường lao động vẫn tiếp tục được mở rộng (tháng 9 có thêm hơn 336.000 việc làm mới, từ mức 227.000 của tháng trước; tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3,8%). Trong bối cảnh một số nước, khu vực như Trung Quốc, EU vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thương mại Mỹ vẫn duy trì đà tích cực (xuất khẩu tháng 9/2023 của Mỹ đạt 256 tỷ USD, cải thiện so với mức 251 tỷ USD tháng 8 vày 248 tỷ USD tháng 5, tháng 6; trong khi nhập khẩu 3 tháng gần nhất xoay quanh mức 311-314 tỷ USD, giúp cán cân thương mại dần được cải thiện, ở mức thâm hụt 58,2 tỷ USD tháng 8/2020 – là mức thấp nhất kể từ 9/2020). Lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng tiếp – tục là động lực thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế Mỹ; chỉ số PMI dịch vụ liên tục ở mức trên 50 điểm từ tháng 2/2023 đến nay và hiện là 50,1 điểm (9/2023).

Theo báo cáo tháng (0/2023 của IMF, dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% năm 2023 và 1,5% năm 2024 (cao hơn lần lượt 0,3% và 0,5% so với báo cáo của tổ chức này hồi tháng 7/2023, do kinh tế Mỹ dự báo phục hồi nhanh hơn kỳ vọng).

Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy kinh tế Mỹ vẫn còn có nhiều dấu hiệu quan ngại: số lượng nhà xây mới có chiều hướng giảm; tỷ lệ gửi tiết kiệm của các hộ gia đình sụt giảm, xu hướng thắt chặt chi tiêu đang gia tăng dù mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất vẫn khó khăn và luôn ở trạng thái thu hẹp kể từ tháng 11/2022 đến nay (PMI sản xuất, ngoại trừ tháng 4 ở mức 50,2 điểm, còn. đều dưới 50 điểm và tháng 9/2023 là 49,8 điểm). Bên cạnh đó, mặc dù vẫn ở mức tăng trưởng song chỉ số PMI dịch vụ lại có xu hướng giảm trong 5 tháng trở lại đây (từ mức đỉnh 54,4 điểm tháng 5, xuống chỉ còn 50,1 điểm tháng 9 như nếu trên).

(i) Hiện các chuyên gia kinh tế sở tại đang đưa ra nhiều ý kiến trái chiều đối với triển vọng kinh tế Mỹ giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024 do có nhiều nhân tố khó dự đoán và tác động chéo của các nhân tố này. Theo nghiên cứu của Bloomberg, 6 nhân tố sẽ có tác động đáng kể đến chiều hướng kinh tế Mỹ thời gian tới, trong ở đáng chú ý có thể kể tới là tỷ lệ thất nghiệp, tác động từ chính sách tăng lãi của FED vừa qua và có thế còn neo cao thời gian tới, chiều hướng suy giảm nói chung của nền kinh tế toàn cầu hay chiều hướng kinh tế – chính trị Mỹ và các nhân tố bất ngờ khác.

Tỷ lệ thất nghiệp: Các chuyên gia cho rằng trạng thái của thị trường lao động đang ngày càng trở thành một biến số lớn, khiến dự báo triển vọng kinh tế Mỹ trở nên khó khăn hơn. Mối quan hệ tuần hoàn giữa nhu cầu tuyển dụng mới, giữ chân người lao động hiện tại, hạn chế sa thải tiếp tục tạo thêm sức ép lên việc chỉ trả lương, phần nào cũng ảnh hưởng tới giá cả và tiêu dùng của người dân.

(ii) Tác động của việc FED thắt chặt tiền tệ: Chính sách thắt chặt tiền tệ (tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 11 trong tháng 7 vừa qua) phần nào đã kiềm chế lạm phát, nhưng cũng gây hệ lụy tiêu cực, đó là lãi suất tăng khiến giá trái phiếu giảm mạnh, kéo theo nhiều ngân hàng nắm giữ trái phiếu này bị lỗ nặng, thậm chí là sụp đổ hồi tháng 3 vừa qua. Ngoài ra, do tác động toàn diện của việc tăng lãi suất được cho là có độ trễ từ 18 24 tháng, tác động từ việc FED liên tục tăng lãi suất từ đầu năm 2022 sẽ chỉ có thể thấy rõ hơn từ đầu năm 2024. Tuy nhiên, điểm tích cực là Chính h phủ Mỹ, FED và các cơ quan liên quan đã xử lý các ngân hàng phá sản khá êm thẩm (tương tự như Thụy Sỹ), giúp thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu dẫn ổn định trở lại.

(iii) Sự sụt giảm kinh tế toàn cầu: Mỹ đang hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc và EU khó khăn; nhưng về lâu dài sự phục hồi chậm của Trung Quốc và EU sẽ khiến Mỹ sụt giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu, làm giảm đà phục hồi kinh tế Mỹ;

(iv) Lượng tiền tiết kiệm của người dân sụt giảm: các gói kích thích kinh tế đưa ra trong đại dịch Covid đã hết. Việc giá cả tăng cao sẽ khiến lượng tiền tích trữ của người dân Mỹ sụt giảm; kéo theo tiêu dùng cá nhân tăng thấp, khiến đà phục hồi kinh tế Mỹ chậm chạp hơn;

(v) Sự bất ổn chính trị của Mỹ: Chính phủ Mỹ đã tạm tránh bị đóng cửa, nhưng nguy cơ sẽ quay trở lại lớn hơn vào giữa tháng 11 khi quyết định tạm thời của Quốc hội hết hiệu lực. Đấu tranh giữa hai Đảng và rạn nứt trong nội bộ Đảng Cộng hòa cũng sẽ khiến lòng tin của người tiêu dùng Mỹ suy giảm.

(vi) Các nhân tố bất ngờ: Một số chuyên gia đánh giá kinh tế Mỹ có khả năng phải đối mặt cùng lúc với nhiều hệ lụy từ các biến động gần đây, như vụ đình công của các công nhân liên đoàn Ô tô có nguy cơ diễn ra trên diện rộng; các hộ gia đình Mỹ phải tiếp tục trả các khoản vay thời sinh viên sau gần 3,5 năm khiển kinh tế Mỹ có thế giảm 0,3%; giá dầu có thể tăng cao trở lại; lợi tức trái phiếu chính phủ và gián dầu cùng tăng đột biến khiến thị trường cổ phiếu bị ảnh hưởng…; diễn biến từ khủng hoảng quân sự Nga – Ukraine hay xung đột vũ trang ở Trung Đông gần dây…được cho là cũng sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới giá cả năng lượng, lương thực và nguồn cung một số hàng hóa ngũ cốc từ khu vực này tới các nước, trong đó có Mỹ

Trong bối cảnh chính trị Mỹ bước vào giai đoạn chạy đua tranh cử Tổng thống 2024, nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm các triển khai chính sách tập trung phục vụ đối nội, thu hút sự ủng hộ của cử tri như việc chính quyền chấp thuận cho việc triển khai tiếp xây dựng tường biên giới Mỹ – Mexico đã được thúc đẩy mạnh từ dưới thời cựu Tổng thống Trump hay tung ra 1 số gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, kinh tế Mỹ sắp tới có khả năng rơi vào một trong ba kịch bản như sau:

– Kịch bản 1 – kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm”: Mỹ vẫn ghi nhận mức tăng trưởng song ở mức thấp. Đây là kịch bản lý tưởng mà FED mong muốn. Bộ trưởng Tài chính Yellen và nhiều chuyên gia cũng cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm trong cuối 2023 và nửa đầu 2024, sau đó sẽ có thể tăng trưởng cao hơn trong năm 2025.

– Kịch bản 2 – kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái (tăng trưởng âm hai Quý liên tiếp): Giai đoạn mùa đông cuối năm 2023 và đầu năm 2024 đang được cho là thời điểm có nguy cơ diễn ra khả năng này nhất. Báo cáo thăm dò của hãng Deloitte đang cho thấy khả năng diễn ra kịch bản 2 hiện là 20%.

– Kịch bản 3 – lạm phát tăng trở lại: Một số ý kiến cho rằng kịch bản xấu thì lạm phát tổng thể có thể tăng trở lại đến 4,5%. Nguy cơ này xảy ra khi các chuỗi cung bị gián đoạn, tiền lương tăng cao khiến giá cả tăng theo và các chính sách kiềm chế lạm phát của FED không còn tác dụng.

Nhiều ý kiến hiện đang tỏ ủng hộ cho khả năng diễn ra kịch bản 1 của FED, do đó dựa trên cơ sở đánh giá của kịch bản này để điều chỉnh các chính sách lãi suất, trong đó đã tăng nhẹ (tháng 7/2023) và tạm dừng, tiếp tục giữ nguyên trong nửa đầu năm 2024.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here