Apple đang tìm cách thúc đẩy sản xuất ở Việt Nam, xem xét tăng số lượng nhà cung ứng nội địa?

0
110

Ấn Độ, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á là các nước được Apple cân nhắc dịch chuyển sản xuất?

Tại Việt Nam, Apple hiện không có nhà máy sản xuất trực tiếp nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành với khoảng 160.000 lao động.

Theo thông tin từ tờ Wall Street Journal, “gã khổng lồ” công nghệ Apple của Mỹ đang tìm cách thúc đẩy sản xuất các sản phẩm của hãng ở bên ngoài Trung Quốc do chính sách kiểm soát COVID-19 chặt chẽ của Bắc Kinh. Sự cân nhắc này đang tăng lên trong năm nay sau khi Bắc Kinh không chỉ trích Nga xâm lược Ukraine và tiếp tục phong tỏa các thành phố để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.

WSJ đã chỉ đích danh Ấn Độ và Việt Nam nằm trong danh sách ưu tiên số một và số 2 của công ty có trụ sở tại Cupertino. Theo đó, phần lớn sản phẩm của Apple hiện chủ yếu được lắp ráp tại Trung Quốc – điều đã khiến ông lớn này đau đầu trong suốt những năm gần đây. Theo nhiều nguồn tin, gã khổng lồ công nghệ đang cân nhắc việc mở rộng sản xuất ở những nơi khác, hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc.

Hiện có hơn 90% sản phẩm của Apple như Iphone, Ipad và máy tính MacBook được sản xuất tại Trung Quốc, do các nhà thầu phụ thực hiện. Một số nhà phân tích cho rằng sự phụ thuộc mạnh mẽ của công ty vào Trung Quốc là một rủi ro tiềm tàng, ít nhất là do các va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ.

Tuy khẳng định lập trường không phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng thực tế, hiện hơn 90% các sản phẩm gồm iPhone, iPad, MacBook của hãng đều được sản xuất tại Trung Quốc. Trong buổi công bố báo cáo tài chính quý II (quý kết thúc vào cuối tháng 3/2022) của Apple hồi đầu tháng 5, Apple cảnh báo sự thiếu hụt nguồn cung – phần lớn do Trung Quốc đóng cửa vì Covid-19 – sẽ khiến doanh thu của hãng giảm đến 8 tỷ USD. Con số này tương đương với toàn bộ doanh số iPad của hãng trong 1 quý.

Dù nhiều linh kiện của Apple đã được sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Các linh kiện của iPhone, iPad, Mac và các sản phẩm khác được sản xuất trên khắp thế giới, từ Mỹ, sang Ấn Độ, Việt Nam, đến Nhật Bản. Nhưng điểm nghẽn thực sự trong sản xuất là quy trình FATP (lắp ráp, kiểm tra và đóng gói hoàn thiện) của phần lớn thiết bị Apple đều trải qua quy trình FATP tại Trung Quốc.

Theo các báo cáo, Apple chỉ sản xuất được 1 triệu chiếc iPhone tại Ấn Độ trong quý đầu tiên của năm 2022 – khoảng thời gian mà ước tính hãng đã bán được 60 triệu chiếc. Không có dấu hiệu nào cho biết những vấn đề hiện tại ở Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu và ngay cả khi chúng được giải quyết nhanh chóng, dường như sẽ luôn có một vấn đề mới cần giải quyết. Apple cần làm việc với các đối tác sản xuất hiện tại – hoặc tìm đối tác mới – để thiết lập thêm các nhà máy ở Ấn Độ, Thái Lan, Ireland, Brazil, Việt Nam, thậm chí là Mỹ để đa dạng hoá việc lắp ráp cuối cùng các sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, người trong ngành cho biết, có nhiều lý do khiến Apple khó loại vị trí trung tâm sản xuất của Trung Quốc. Do lực lượng lao động được đào tạo bài bản, chi phí thấp so với Mỹ, mạng lưới các nhà cung ứng sâu rộng rất khó lặp lại tại nơi khác. Ngoại trừ Ấn Độ, số lượng lao động lành nghề tại Đại lục thậm chí còn vượt quá cả dân số của nhiều nước khác ở châu Á. Chính quyền địa phương cũng làm việc chặt chẽ với Apple để bảo đảm nhà thầu được hỗ trợ về đất đai, người lao động, cung ứng.

Trong khi đó, tại Việt Nam, Apple hiện không có nhà máy sản xuất trực tiếp nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành với khoảng 160.000 lao động. Những nhà cung ứng này chuyên sản xuất các cấu phần điện tử (như bảng điện, camera, màn hình,…) cho sản phẩm Apple và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm.

Mới đây, trong dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm trụ sở của Tập đoàn tại Mỹ, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết, Apple sẽ xem xét việc tăng số lượng nhà cung ứng nội địa Việt Nam, hợp tác với các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia vào chuỗi giá trị của hãng. Theo đó, Apple sẽ xem xét việc tăng số lượng nhà cung ứng nội địa Việt Nam và tỷ lệ sử dụng dịch vụ, hàng hoá nội địa cao hơn trong các sản phẩm của tập đoàn này. Do đó, Giám đốc điều hành Apple mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ phát triển kinh doanh, đầu tư tại đây.

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here