Có sự đảo chiều lớn, các ngành sản xuất từ Việt Nam quay trở lại Trung Quốc

0
59
(minh hoạ)
(minh hoạ)

Ngày 16/9/2021, Mạng Tài chính Quartz của Mỹ có bài của tác giả Nicholas Rivero, cho rằng: Trong những năm gần đây, một số công ty đã chuyển hoạt động sản xuất từ ​​Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á lân cận. Trong số đó, Việt Nam là một trong những điểm đến phổ biến nhất để mở các nhà máy mới. Nhưng hiện tại, các công ty này đã chuyển nhà máy về Trung Quốc sau khi dịch bệnh nghiêm trọng khiến các nhà máy trên khắp Việt Nam phải đóng cửa.

Sau nhiều tháng kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam, những lo ngại của các giám đốc điều hành đa quốc gia đang tăng lên trong cuộc gọi hội nghị về thu nhập của công ty. Rollins, CEO của Designer Brands, một tập đoàn giày của Mỹ cho biết: “Một CEO nói với tôi rằng chuỗi cung ứng mà anh ấy đã dành 6 năm xây dựng tại Việt Nam đã bị bỏ hoang trong vòng 6 ngày. Chúng tôi đã cố gắng để rời khỏi Trung Quốc, nhưng bây giờ một trong rất ít nơi bạn có thể nhận được hàng hóa là Trung Quốc. Thật là điên rồ, dường như tất cả mọi người đều đang đi tàu lượn siêu tốc”. Chủng Covid delta đang hoành hành tại Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng hoàn chỉnh chỉ 4%. Việc đóng cửa các nhà máy ở nhiều nơi khiến sản lượng sản xuất của Việt Nam giảm mạnh và bắt đầu ăn mòn lợi nhuận của các thương hiệu toàn cầu. Chẳng hạn, Adidas cho biết việc chậm trễ sản xuất tại Việt Nam sẽ khiến doanh thu của công ty trong năm nay giảm 600 triệu USD. Trước tình hình khó khăn, một số công ty đang tính chuyển hướng khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt. Roberson, Giám đốc điều hành của Lakeland Industries, một nhà sản xuất quần áo bảo hộ Mỹ, cho biết trong một cuộc họp báo thu nhập tháng 9 rằng công ty đã thuê giám đốc điều hành mới để giúp “chuyển sản xuất từ ​​Việt Nam sang Trung Quốc trong vài tuần”. Một số công ty có cách tiếp cận thận trọng hơn. Giám đốc điều hành của Heheshe,  công ty nội thất Ý cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều công việc đa dạng bên ngoài Việt Nam”. Một số giám đốc điều hành không mong muốn trở lại Trung Quốc. Vì việc xây dựng lại chuỗi cung ứng ở Trung Quốc rất tốn kém và mất thời gian, cũng phải xem xét các mức thuế bổ sung mà Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc. Nhưng CEO Jeremy Hoff của nhà sản xuất đồ nội thất LoveSac, Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo thu nhập gần đây rằng công ty phải chuyển sản xuất từ ​​Việt Nam sang Trung Quốc. “Chúng tôi biết rằng các kho dự trữ từ Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Nhưng điều này ít nhất cho phép chúng tôi có hàng tồn kho, điều này cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi và khách hàng của chúng tôi”.

Đối với nhiều công ty, quay trở lại Trung Quốc chắc chắn là phương án “ít tệ nhất”, bởi với mùa mua sắm nghỉ lễ đang đến gần (Giáng sinh và Tết Dương lịch), họ phải tăng cường sản xuất. Rốt cuộc, Trung Quốc đã tạo dựng được danh tiếng về sự ổn định trong thời kỳ đại dịch. Sử Triệu Vi, giáo sư quản lý tại Đại học Harvard, cho biết một số công ty bắt đầu quay trở lại Trung Quốc từ năm ngoái, dây vẫn là sự lựa chọn tốt nhất./.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here