Dịch bệnh tại Việt Nam tác động chuỗi cung ứng toàn cầu

0
132
(CTV)
(CTV)

Tình hình dịch covid-19 ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, dữ liệu thương mại và sản xuất mới nhất cho thấy dịch bệnh tiếp tục căng thẳng càng làm cho vấn đề trở nên nổi cộm. Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) trong tháng 8 của Việt Nam giảm xuống 40,2 từ mức 45,1 trong tháng 7/2021, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, cho thấy trung tâm sản xuất giày dép và quần áo bận rộn nhất thế giới đang tiếp tục thu hẹp. Những số liệu như vậy không chỉ gióng lên hồi chuông báo động mà còn là một cuộc khủng hoảng cho thế giới, xét cho cùng, ngay cả khi chịu tác động của đại dịch, Việt Nam vẫn là một trong những cường quốc thương mại có tốc độ tăng trưởng cao hiếm hoi trên thế giới.

Sau khi dịch covid-19 bùng phát trên toàn thế giới vào năm ngoái, các nhà xuất khẩu phải chịu chi phí vận chuyển tăng vọt do thiếu container, cũng như các nguyên liệu thô như chất bán dẫn trở nên đắt đỏ hơn và khó mua do nhu cầu mạnh. Hiện nay, mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, sự lây lan nhanh chóng của biến chủng delta đã khiến nhiều nhà máy và bến cảng ở Châu Á bị tê liệt, sự ùn tắc xuất hiện ở Châu Á đương nhiên gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong số 53 quốc gia trong Bảng xếp hạng khả năng phục hồi chống dịch của Bloomberg, 5 quốc gia xếp hạng sau cùng đều là các quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan), Việt Nam do dịch bùng phát trở lại và tỷ lệ tiêm chủng thấp, xếp thứ 50. Theo ước tính của Ngân hàng ngoại thương Pháp Natixis, xuất khẩu của 5 quốc gia này chiếm gần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, là một trong những chuỗi cung ứng chủ chốt của các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có bao gồm một nửa chất bán dẫn nhập khẩu của Mỹ. Để đối phó với cuộc khủng hoảng của ngành chế tạo, Chính phủ Việt Nam đã quyết định ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân tại các nhà máy phía Bắc, bao gồm các công ty quốc tế như Samsung, Intel và nhiều nhà máy may ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nguồn cung vaccine thiếu hụt trầm trọng khiến chính phủ không thể tiêm chủng cho nhiều người như mong đợi. Theo số liệu, trong số hơn 100 triệu người ở Việt Nam, số người được tiêm chủng hiện nay chưa đến 3% tổng dân số.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here