Gần một nửa lượng phát thải từ dầu khí có thể được cắt giảm mà không tốn một xu nào

0
57
(Internet)
(Internet)

Theo trang ebsnews.com số ra mới đây, khi nền kinh tế thế giới phục hồi từ đại dịch Covid-19 thì nhu cầu về dầu thô và khí đốt sẽ tăng lên, điều này sẽ làm gia tăng lượng phát thải khí mê-tan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 80 lần so với mức giữ nhiệt của khí carbon dioxide. Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguồn phát thải khí mê-tan lớn nhất do con người tạo ra, với lượng phát thải 70 tấn khí gây ô nhiễm vào năm ngoái là mức gần tương đương với toàn bộ lượng khí cacbon dioxide do Liên minh Châu Âu phát thải.

Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết một thông tin tốt lành trong một báo cáo gần đây là: Khoảng 40% lượng khí thải mê-tan từ dầu mỏ và hoạt động sản xuất có thể được loại bỏ mà không tốn một xu. Việc cắt giảm lượng khí phát thải đó “là một trong những hành động có tác động và hiệu quả nhất về chi phí mà các chính phủ có thể thực hiện để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu”.

Bịt kín chỗ rò rỉ khí tự nhiên

Khí tự nhiên được sản xuất cũng bằng phương pháp thủy lực cắt phá (fracking). Bởi vì khí tự nhiên là vô hình và không có mùi nên việc phát hiện rò rỉ có thể luôn là một thách thức. Việc rò rỉ khí ga có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong quá trình sản xuất, từ khi được khai thác đưa ra khỏi mặt đất đến thời điểm mà khí tự nhiên được dùng trong một nhà máy phát điện.

Trong số các bước tiết kiệm chi phí nhất mà các nhà sản xuất khí tự nhiên có thể thực hiện là thay thế thiết bị cũ, theo EIA đã lưu ý trong báo cáo trên. Nhiều máy bơm, van và máy nén khí trên giàn khoan khí tự nhiên đã thải ra nhiều lượng khí mê-tan trong quá trình hoạt động của chúng và có xu hướng thải ra nhiều hơn, trong khi máy móc thiết bị sản xuất lại quá cũ-đặc biệt nếu chúng không được tiến hành bảo dưỡng một cách thường xuyên. EIA nêu khuyến nghị các nhà sản xuất nên sớm thay thế nhiều bộ phận và thay thế các bộ phận chạy bằng khí tự nhiên bằng các phiên bản máy móc điện khí hóa, vốn làm khí rò rỉ ít hơn trong quá trình hoạt động của chúng.

Việc phát hiện sớm các trường hợp rò rỉ khí tự nhiên và thường xuyên thông qua các công nghệ như camera hồng ngoại hoặc hình ảnh vệ tinh, điều mà cũng có thể giúp bịt kín các chỗ rò rỉ khí tự nhiên. EIA cũng khuyến nghị loại bỏ các hoạt động thông gió, hoặc xả khí tự nhiên thẳng vào khí quyển để làm rỗng đường ống dẫn khí nhằm tiến hành bảo trì hoặc khi các công ty khai thác muốn loại bỏ khí tự nhiên không mong muốn để thu lại dầu thô.

Christophe McGlade, người đứng đầu Phòng cung cấp năng lượng của IEA, nói với CBS Money Watch rằng: “Khí tự nhiên về cơ bản chỉ là khí mê-tan, và trong nhiều trường hợp, nếu tránh được sự rò rỉ khí mê-tan đó thì người ta có thể bán lượng khí đó để kiếm lời”.

Phần lớn nhất của sự nóng lên toàn cầu

Những bước khắc phục nêu trên đều dẫn đến việc các nhà sản xuất khí đốt có thêm nhiều sản phẩm để bán hơn với xu hướng có giá trị hơn đối với ngành dầu khí khi chi phí sản xuất khí đốt cao. Ở Mỹ, các mức giá khí đốt đã ở mức thấp trong nhiều năm nhờ sự bùng nổ khai thác dầu đá phiến. Đó chính là một lý do tại sao các nhà sản xuất dầu khí của Mỹ không thích xử lý các sự cố về rò rỉ khí mê-tan. Ông Dan Zimmerle, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Năng lượng của Đại học Bang Colorado cho biết: “Người ta sẽ không nói là dư thừa lượng khí đốt song lại đang kiệt sức lực với khí đốt, do vậy các số liệu tài chính đang bị cắt giảm (thất thoát) mà không bị chịu sức ép bên ngoài hiện tại là thực sự thấp”.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoạt động khai thác dầu khí thải ra nhiều khí mê-tan hơn những gì được số liệu tin cậy trước đây. Hình ảnh vệ tinh năm ngoái cho thấy lưu vực Permian ở Tây Texas bị rò rỉ khí mê-tan với lượng đủ có thể cung cấp năng lượng cho 7 triệu hộ gia đình hàng năm. Một nghiên cứu từ Quỹ bảo vệ môi trường thì cho thấy, khoảng 3,7% lượng khí khai thác từ khu vực này đã bị thất thoát dưới dạng khí phát thải.

Con số thống kê trên có ý nghĩa quan trọng vì tốc độ rò rỉ khí mê-tan có liên quan trực tiếp đến vai trò của nó như một loại nhiên liệu có lượng khí phát thải thấp. Ông Zimmerle cho biết thêm, nếu chỉ 1% lượng khí thu được bị thoát ra ngoài thì không có nghi ngờ gì rằng khí này tốt hơn than đá; không còn nghi ngờ gì nữa, khí này tốt hơn bất kỳ nguồn nhiên liệu hóa thạch nào ở khu vực đó.

Tuy nhiên, với tỷ lệ rò rỉ là 2% hoặc 2,5%, khí tự nhiên sẽ có tác động đến khí hậu tương tự như sử dụng nhiệt điện. Nghiên cứu của các nhà khoa học khác, bao gồm Robert Howarth, Giáo sư sinh thái học và sinh học môi trường tại Đại học Cornell, thì cho thấy tỷ lệ rò rỉ của ngành dầu khí có thể cao hơn gần 4%. Nồng độ khí mê-tan trong khí quyển của Trái đất đã tăng đều đặn kể từ khoảng năm 2010, sau khi không thay đổi trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này. Ông Howarth nói tiếp: “Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng lượng khí phát thải trên đến từ ngành công nghiệp dầu mỏ và đây là nguyên nhân gây ra một phần lớn sự nóng lên toàn cầu.

Gần đây, Quốc hội Mỹ đã ra quyết định ngăn chặn khí phát thải nhà kính từ các mỏ khai thác dầu khí, điều này mở ra cơ hội cho Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với ngành công nghiệp này. Theo ông Howarth, cho đến nay, nghiên cứu cho thấy lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính do con người gây ra đã làm hành tinh nóng lên khoảng 1,1 độ C. Khoảng một phần tư sự nóng lên của Trái đất là do khí mê-tan.

Khí mê-tan lưu lại trong khí quyển trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với khí cacbon dioxide (CO2) và sẽ tan biến sau vài thập kỷ, trong khi đó CO2 sẽ ở lại bầu khí quyển trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, khí mê-tan lại có thể giữ nhiệt gấp 80 lần khí cacbon dioxide trong suốt thời gian tồn tại của nó, điều này khiến nó gây hại cho khí hậu trong ngắn hạn. Ông Howarth nói thêm: “Chúng ta nên làm bất cứ điều gì có thể để giảm tốc độ nóng lên của Trái đất. Chúng ta có thể gây ra nhiều thiệt hại trong vài năm tới. Người ta thực sự có nguy cơ bị nóng lên một cách thảm khốc mà không thể phục hồi”.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas, Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here