Một số thách thức đối với Bangladesh

0
98
(Internet)
(Internet)

Bangladesh đang đối mặt với 5 thách thức quan trọng. Những thách thức có những tác động quan trọng về lâu dài, trái ngược với các vấn đề xoay quanh việc đưa nền kinh tế thoát khỏi sự suy giảm do đại dịch và chấm dứt Covid-19. 5 thách thức đều đặt ra những lựa chọn và khó khăn cho chính phủ. 2 trong số những thách thức này tập trung vào việc lựa chọn chiến lược phát triển; 2 là tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng nhất của xã hội và 1 là vấn đề chính sách đối ngoại then chốt.

Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Thách thức này là thách thức tiếp tục đặt ra với Bangladesh. Trong 20 năm qua, câu hỏi làm thế nào để giảm bất bình đẳng thu nhập đã được thảo luận thường xuyên và người ta thường lập luận rằng có thể đạt được điều này mà không làm chậm tốc độ tăng trưởng.

Hầu hết các nhà bình luận dường như kết luận rằng hai mục tiêu này không mâu thuẫn với nhau. Nghĩa là, nếu đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức tối đa thì vẫn có thể đạt được mức bất bình đẳng thu nhập có thể chấp nhận được; nói cách khác, nếu lựa chọn thực hiện chính sách giảm bất bình đẳng thu nhập thì không làm chậm tốc độ tăng trưởng.

Nhìn nhận vấn đề này theo cách hiểu đơn giản nhưng hợp lý: tăng trưởng có quan hệ trực tiếp với đầu tư. Đầu tư càng nhiều thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh. Tất nhiên, giả định rằng các khoản đầu tư được thực hiện bằng cách sử dụng tiết kiệm tốt nhất có thể để nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế.

Cách khác, có thể tăng tốc độ tăng trưởng bằng cách cải thiện việc phân bổ vốn. Những người có thu nhập cao tiết kiệm nhiều hơn những người có thu nhập thấp. Nếu các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ lấy đi nguồn lực của người giàu và chia cho người nghèo, thì tiết kiệm và đầu tư sẽ bị giảm và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị giảm. Có thể hiểu nôm na, bất bình đẳng thu nhập càng lớn thì tiết kiệm và đầu tư càng lớn.

Tất cả các nhà kinh tế ở Bangladesh liên tục khuyến nghị chính phủ phải tăng mức đầu tư tổng thể để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Không có cách nào thoát khỏi lập luận này!

Có hai quan điểm đối lập: một là chính phủ có thể đánh thuế người giàu và đầu tư quỹ. Tất nhiên, phải đánh thuế những người tiết kiệm thấp. Nếu đánh thuế người tiết kiệm cao, không tăng được lượng tiền tiết kiệm trong xã hội; tức chuyển nhà đầu tư từ khu vực tư nhân sang khu vực công. Điều này không tốt vì các khoản đầu tư của chính phủ phần lớn có lợi nhuận rất thấp nên không cho tốc độ tăng trưởng cao hơn. Lập luận thứ hai là người giàu chuyển nhiều nguồn lực ra nước ngoài. Đây là một lập luận phóng đại nhiều. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ở Bangladesh cao hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến.

Theo quan điểm của tôi, một trong những lý do quan trọng khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Bangladesh tăng lên là do bất bình đẳng gia tăng và các khoản đầu tư lớn hơn của các công ty đang tạo ra lợi nhuận cao. Rõ ràng có một quan hệ và nếu chọn làm chậm sự tăng trưởng của nền kinh tế rất nguy hiểm.

Chiến lược tăng trưởng đúng đắn của nền kinh tế Bangladesh là gì?

Trong các cuộc thảo luận về cách thức đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, có tranh cãi về tầm quan trọng của tăng trưởng do xuất khẩu đối với sự phụ thuộc vào sản xuất trong nước.

Lịch sử 50 năm qua để trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp muốn tăng trưởng kinh tế bền vững thì tăng xuất khẩu phải nhanh hơn tốc độ tăng GDP. Bangladesh đã đi theo con đường như vậy trong gần 30 năm qua. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, tăng trưởng xuất khẩu đã giảm xuống dưới mức tăng trưởng GDP. Kế hoạch 5 năm thứ 7 dự kiến xuất khẩu hàng hóa đạt 54 tỷ USD trong tài khóa 2019-20. Nếu không có đại dịch, sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 8 cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Chính sách của chính phủ dường như áp dụng mô hình tăng trưởng dựa trên sản xuất xuất khẩu. Liên tục có những lời kêu gọi đa dạng hóa xuất khẩu và các hành động để hỗ trợ ngành may mặc.

Trong 5 năm qua, có rất ít thành công trong các mục tiêu này. Kế hoạch 5 năm lần thứ 8 sẽ phải đưa ra một chương trình phục hồi để tăng trưởng xuất khẩu; điều tương tự sẽ không chắc thành công.

Các nhà kinh tế học về thương mại của Bangladesh từ lâu đã phân tích rằng các chính sách thuế có xu hướng chống lại xuất khẩu, nhưng ý kiến quan trọng này đã ít được chú ý.

Ba vấn đề phải được giải quyết để có được sự tăng trưởng thành công nhờ xuất khẩu:

  1. Quản lý tỷ giá hối đoái để có được đồng tiền định giá thấp.

Bangladesh đang sử dụng trợ cấp xuất khẩu thay cho tỷ giá hối đoái được định giá thấp. Cách này không hoạt động tốt và vi phạm quy tắc thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới khi Bangladesh chuyển sang loại nước có mức thu nhập cao hơn.

2. Các loại thuế quan, thuế giá trị gia tăng đánh vào nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu phải được miễn thuế hoặc được hoàn thuế dễ dàng, kịp thời.

Đối với lĩnh vực phi may mặc, các chính sách liên quan hầu như không hoạt động. Các nhà máy may đang cố gắng chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao gặp nhiều khó khăn với hải quan do họ nhập khẩu vải và phụ liệu mới. Trừ khi chính sách của chính phủ có thể quản lý được vấn đề này, còn lại rất ít hy vọng về tăng trưởng nhanh chóng và đa dạng hóa xuất khẩu.

3. Tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Sự tăng trưởng kinh tế bùng nổ của Thái Lan từ năm 1975 đến năm 1997 bắt nguồn từ việc thiết lập đồng tiền được định giá thấp cùng với sự gia tăng FDI của Nhật Bản mang lại các công nghệ và kỹ năng tiếp thị cần thiết cho xuất khẩu. Khi tôi làm việc ở Thái Lan từ năm 1965-1975, hàng sản xuất xuất khẩu rất hạn chế; tất cả xuất khẩu là nông sản hoặc khoáng sản [thiếc]. Những nỗ lực của chúng tôi nhằm thiết lập kênh xuất khẩu hàng hóa sản xuất quy mô lớn đã bị chế nhạo là vô lý. Nhưng đến năm 1995, hơn 90% hàng được sản xuất cho xuất khẩu.

Tại Bangladesh, vốn FDI phần lớn từ Hàn Quốc đã mở đường cho sự tăng trưởng vượt bậc của ngành may mặc. Nhưng không có FDI nào khác hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu.

Tương lai của Bangladesh phụ thuộc vào hệ thống giáo dục.

 Hiện nay, học sinh đến trường đông nhưng chất lượng giáo dục hầu hết đều đánh giá là không đạt yêu cầu. Có ba mục đích của một hệ thống giáo dục tốt:

(a) cung cấp một nền giáo dục cơ bản về kiến thức toán học và khả năng đọc viết cho phép mọi người dân hoạt động trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại;

(b) đào tạo các kỹ năng đặc biệt cần thiết trong nền kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghệ và kỹ thuật cao hơn;

(c) phát triển sự quan tâm rộng rãi đến khoa học và toán học để đạt được một xã hội khoa học thực sự.

Hiện tại, hệ thống giáo dục Bangladesh không đạt được ba mục tiêu này. Hiện tại, tỷ lệ biết chữ thực sự thấp hơn nhiều so với tỷ lệ được công bố; giáo dục ở cấp tiểu học và trung học cơ sở chưa hiệu quả và thành công. Khu vực công nghiệp đang thiếu các kỹ thuật viên được đào tạo. Trong lĩnh vực may mặc, việc phụ thuộc vào các kỹ thuật viên nước ngoài có thể khiến lĩnh vực này tiêu tốn 2-3 tỷ USD mỗi năm. Vấn đề này đã tồn tại hàng thập kỷ nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Có rất nhiều người Bangladesh trẻ xuất sắc là những nhà khoa học và toán học tiềm năng. Có ít giải pháp được thực hiện để giúp họ phát triển. Tốc độ vận động hướng tới một xã hội khoa học rất chậm.

Cải cách lĩnh vực tài chính.

 Hàng ngày, chúng ta đọc về những thảm họa ập đến trong lĩnh vực tài chính. Các nhà kinh tế Bangladesh và các chuyên gia lĩnh vực tài chính kêu gọi hành động.

Không cần thiết phải nói lại các vấn đề. Mục tiêu của ngành tài chính là lấy tiền tiết kiệm của người dân và cung cấp cho các doanh nhân và doanh nghiệp để sử dụng chúng một cách tốt nhất, tức là đầu tư vào các dự án có lợi nhuận cao nhất. Thật buồn khi chúng ta thấy những vụ lừa đảo và tham nhũng tràn ngập các tổ chức quản lý, tất cả đều cho thấy rằng tiền tiết kiệm của người dân Bangladesh đang bị lãng phí thông qua việc đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận thấp hoặc bị đánh cắp, và chuyển ra nước ngoài để mang lại lợi ích cho người Canada hoặc người Anh.

Có các quy định quản lý cần thiết. Các quan chức của Ngân hàng Trung ương Bangladesh có lẽ là những người có năng lực nhất so với bất kỳ cơ quan nào của Bangladesh. Tuy nhiên, không hiểu tại sao không thực hiện được trách nhiệm của mình.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here