Kinh tế Đài Loan

0
113
(Internet)
(Internet)

– Đài Loan dự kiến sẽ sớm thành lập Học viện bán dẫn nhằm chuyên môn hóa nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn-điện tử. Mới đây, trong buổi làm việc của Viện Hành chính (Chính phủ) và Bộ Kinh tế với CEO các doanh nghiệp hàng đầu như TSMC, TEEMA…phó Viện trưởng Hành chính Đài Loan Thẩm Vinh Tân đã đưa ra đề xuất nêu trên, đồng thời vạch rõ lộ trình để sớm triển khai trong thời gian tới [1].

– Bộ Tài chính Đài Loan đã chính thức tiến hành điều tra chống bán phá giá với sản phẩm nhôm cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc, dự kiến thời gian điều tra sẽ kết thúc vào tháng 8 năm nay, nếu có phán quyết, các sản phẩm này sẽ phải chịu mức thuế là 32% so với 19,8% như hiện nay [2].

– Tập đoàn Foxconn vừa qua đã tăng sản lượng sản xuất IPhone 12 tại nhà máy lớn nhất tại TP Trịnh Châu bằng cách giữ chân thành công 70% số công nhân (khoảng 150.000 người) không về quê nghỉ Tết, mức thưởng cho các công nhân ở lại này là 600USD/người [3].

– Ủy ban cải cách và phát triển Đài Loan nhận định nửa cuối năm 2021, nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi do tác dụng của vắc-xin Covid-19, qua đó kinh tế Đài Loan sẽ được tiếp thêm đà tăng trưởng và dự báo mức tăng trưởng sẽ đạt trên 4%, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, trước đó, Viện hành chính (Chính phủ) Đài Loan dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 sẽ ở mức 3,8% [4].

– Truyền thông Đài Loan đưa tin công ty con của Foxconn có khả năng hợp tác với OnwardMobility của Mỹ để sản xuất các phiên bản điện thoại 5G cho dòng sản phẩm điện thoại Blackberry, theo kế hoạch trong năm nay các sản phẩm này sẽ được ra mắt tại khu vực Bắc Mỹ, tiếp sau đó sẽ là thị trường châu Á [5].

– Tập đoàn Foxconn gần đây thông báo đã đạt được thỏa thuận với Amazon về việc hợp tác sản xuất sản phẩm TV internet tại Ấn Độ, đây cũng là sản phẩm đầu tiên của Amazon được Foxconn sản xuất tại TP Chennai, Ấn Độ. Trước đó, Foxconn đã sản xuất cho Amazon các sản phẩm Loa thông minh, máy chủ, hệ thống lưu trữ thông tin…từ các nhà máy tại Trung Quốc [6].

– Giới phân tích công nghệ Đài Loan gần đây đã đưa ra bản tổng hợp về công nghệ 6G (ước tính sẽ được sử dụng thương mại từ năm 2028), có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực IoT, tự động hóa và xe ô tô tự lái. Trong các quốc gia hiện đang chạy đua nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ 6G thì Nhật Bản được dự báo sẽ sớm hoàn thành việc thử nghiệm và đưa ra thị trường vào năm 2025, tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, EU [7].

– Tập đoàn TSMC ngày 09/2/2021 đã công bố dự án đầu tư xây dựng trung tâm R&D tại Tokyo, Nhật Bản để nghiên cứu, phát triển lĩnh vực kỹ thuật vật liệu và vi mach 3D (3D IC). Đây là dự án thứ 2 tại nước ngoài của TSMC (trước đó là dự án nhà máy sản xuất tại bang Arizona, Mỹ) cho thấy nhu cầu hợp tác nghiên cứu và sản xuất của TSMC với đối tác Nhật và Mỹ [8].

– Tập đoàn Pegatron vừa qua đã ký kết MOU hợp tác với Tata Electronics để triển khai dự án nhà máy tại TP Chennai. Dự án nêu trên sẽ tạo ra 14.000 cơ hội việc làm và sản phẩm chủ yếu sẽ là điện thoại thông minh. Ngoài ra, Pegatron cũng ký kết hợp tác với chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chính dự án này .[9]

[1] CNA 16.02

[2] CNA 18.02

[3] CNA 17.02

[4] CNA 15.02

[5] Thời báo kinh tế 17.02

[6] Libertity time 14.02

[7] CNA 13.02

[8] Nhật báo kinh tế 04.02

[9] Apple Daily 15.02

(Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here