Việt Nam làm tốt trong giành thị phần tại thị trường may mặc Mỹ

0
100
(internet)

Do chính sách của Trump hạn chế thương mại của Trung Quốc vào Mỹ, vì vậy xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm. Tận dụng cơ hội này, các quốc gia châu Á đã giành thị phần này tại thị trường Mỹ. Các đối thủ của Bangladesh như Ấn Độ, Myanmar, Campuchia và Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm thị phần lớn hơn. Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội và giành được phần lớn thị phần hàng may mặc của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ.

Bangladesh, quốc gia đứng thứ hai về thương mại hàng may mặc toàn cầu, đang không tận dụng được việc Trung Quốc đang dần mất vị trí tại thị trường Hoa Kỳ, trong khi Việt Nam và các nước khác đang có tiến triển tốt hơn vào năm ngoái.

Theo dữ liệu từ Văn phòng Dệt may của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (Otexa), năm 2020, Trung Quốc mất khoảng 3% thị phần xuống còn 23,7%.  Với hơn 64 tỷ USD nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ trong năm 2020, Trung Quốc chỉ chiếm 15,1 tỷ USD. Năm 2019, Trung Quốc xuất khẩu 13,6 tỷ USD.

Việt Nam đã nắm bắt được các cơ hội và giành được nhiều lợi nhất từ thị phần giảm của Trung Quốc, thị phần của Việt Nam đã tăng từ 16,2% lên 19,2%. Thị phần của Bangladesh tại Mỹ đã tăng 1,08% lên 8,16% vào năm ngoái. So với năm 2019, năm 2020, thị phần của Indonesia tăng lên 5,5%  so với 5,3%, trong khi thị phần của Campuchia tăng lên 4,4%  so với 3,2%. Thị phần của Ấn Độ giảm từ 4,9% xuống còn 4,7%.

Theo dữ liệu của Otexa, thu nhập xuất khẩu của Bangladesh vào Mỹ, điểm xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc của Bangladesh, đã giảm 11,73% xuống còn 5,2 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam, một trong những đối thủ cạnh tranh gần nhất của Bangladesh, giảm 7,2% còn 12,6 tỷ USD tại thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ.

Theo ông SM Khaled, giám đốc điều hành Snowtex, khi xảy ra xung đột thương mại Mỹ – Trung, một số lượng lớn các nhà đầu tư Trung Quốc đã chuyển các nhà máy may mặc sang Việt Nam do được ưu đãi và gần về địa lý. Ông Khaled cho rằng, nước Đông Nam Á này có thể mua nguyên liệu thô từ Trung Quốc trong thời gian ngắn hơn, trong khi  thời gian vận chuyển hàng hóa đến Mỹ ít hơn  Bangladesh, vì nước này có cảng biển nước sâu. “Bên cạnh đó, năng lực đầu tư của Việt Nam cao hơn rất nhiều và năng suất, hiệu quả làm việc của người lao động cũng cao hơn Bangladesh nhiều”. Những lợi thế này đã giúp Việt Nam chiếm thêm thị phần. Ông cho rằng “Nếu không đầu tư, chúng ta sẽ không thể nhận đơn hàng. Vì vậy, tăng cường đầu tư nội địa và nước ngoài là chìa khóa để giành được thị phần của Trung Quốc đã mất”. Bangladesh có thể xuất khẩu (vào Mỹ) nhiều hơn nếu đại dịch không ảnh hưởng nặng nề đến các nhà xuất khẩu. Ông Khaled cho biết “Trong thời gian đại dịch, chúng ta đã phải ngừng sản xuất trong gần một tháng rưỡi, trong khi Việt Nam vẫn duy trì hoạt động sản xuất”.

Sharif Zahir, Giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh cho biết, do chi phí lao động thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh nên Bangladesh có nhiều cơ hội phát triển tại thị trường Mỹ. Việt Nam có hạn chế về khả năng mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, trong khi Bangladesh có cơ hội mở rộng lĩnh vực này. Ông Zahir, đồng thời là giám đốc điều hành của Ananta Denim Technology, cho biết chính phủ Bangladesh đang tạo điều kiện cho các cơ hội đầu tư vào các đặc khu kinh tế. Mặt khác, có một lực lượng lao động dư thừa ở Bangladesh và mức lương của công nhân tương đối thấp. Theo ông, trước hết, Bangladesh phải cải thiện quan hệ với Mỹ và đàm phán với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) để tiếp cận thị trường này miễn thuế.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng hạn chế về đa dạng sản phẩm và công suất đang cản trở việc giành được nhiều thị phần hơn trước cơ hội hiện nay. Khondaker Golam Moazzem, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD), cho rằng Bangladesh nắm bắt cơ hội kém hơn so với Việt Nam và các nước khác. Một nguyên nhân khác, theo ông “do năng lực sản xuất các sản phẩm đa dạng của chúng ta thấp, từ loại sản phẩm thông thường, sản phẩm trung bình đến sản phẩm giá trị cao trong khoảng trống mà Trung Quốc để lại do xung đột thương mại”. Việt Nam có thể làm tất cả các loại hàng hóa, trong khi Bangladesh sản xuất các sản phẩm cơ bản và tầm trung.

Khondaker Golam Moazzem nhận xét: “Các nhà sản xuất Bangladesh không quan tâm đến việc đa dạng hóa sản phẩm. Họ thích mở rộng kinh doanh trong cùng các dòng sản phẩm hơn”. Trong bối cảnh đó, ông khuyến nghị, Bangladesh phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phân khúc giá trị gia tăng. Điều này sẽ giúp được chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm với các nhà đầu tư nước ngoài. Ông cho rằng, các đặc khu kinh tế cũng như các khu chế xuất (KCX) có thể là một công cụ tốt để thu hút đầu tư, với cách Bangladesh dành cho các nhà đầu tư của mỗi quốc gia khu kinh tế riêng cho quốc gia đó.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here