Các gói hỗ trợ khủng hoảng của EU

0
60
(EBERT)
(EBERT)

Nhà tài phiệt George Soros trong thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo EU đánh giá, các biện pháp xử lý khủng hoảng của EU hiện nay là chưa đủ; giờ cần phải có các biện pháp tài khóa lớn phối hợp với ECB để thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra việc làm đầy đủ.

Cuộc tranh luận về các gói hỗ trợ để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra sôi nổi. EU đã có kế hoạch phục hồi 750 tỉ Euro. Nhưng 150 người và tổ chức ký lá thư ngỏ trên gửi các nhà lãnh đạo EU và những người đứng đầu chính phủ các nước EU cho rằng, các biện pháp hỗ trợ dường như không đủ với những gì họ mô tả là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong thời đại của chúng ta. Họ kêu gọi có các biện pháp “ồ ạt” và EU có thêm khả năng vay và kêu gọi chính sách tài khóa cần phối hợp với ECB. Bằng cách này, chính phủ các nước EU sẽ đóng vai trò then chốt trong việc ổn định các nền kinh tế.

Trong số các bên ký thư có George Soros, tổ chức hợp tác công đoàn Đức (DGB) và cựu Bộ trưởng Môi trường Pháp Nicolas Hulot. Họ yêu cầu định hình lại hoàn toàn khung chính sách tài khóa; bày tỏ quan ngại sâu sắc đến khuôn khổ hiện tại (coi ưu tiên giảm nợ và cân bằng ngân sách quan trọng hơn các tác động về con người, kinh tế và môi trường).

Theo họ, trọng tâm cần thiết hiện nay là tạo ra việc làm xanh được trả lương cao, giảm khoảng cách, đưa hàng triệu người thoát nghèo và khởi động các dự án cơ sở hạ tầng xanh cấp thiết. Họ muốn thấy một ngân sách trung ương của EU lớn và linh hoạt, không bỏ qua bất kỳ biện pháp nào để đạt được một nền kinh tế châu Âu hoạt động cho mọi người. Họ khuyến cáo các nhà lãnh đạo Châu Âu phải rút kinh nghiệm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và không sử dụng các biện pháp kiềm chế, vốn dẫn tới sự gia tăng bất bình đẳng và quá ít đầu tư công; cho rằng, cái giá của sự thụ động sẽ tốn kém hơn đáng kể về lâu dài.

Là một trong những người ký thư, Lars Ahnland, Tiến sĩ lịch sử kinh tế tại Đại học Stockholm cho rằng, việc tăng chi tiêu của chính phủ là cần thiết trong EU, mặc dù thực tế là nhiều quốc gia đang phải gánh những khoản nợ kỷ lục. Ông cho rằng, nợ chính phủ cao không thực sự là một vấn đề, bởi vì các ngân hàng trung ương có thể dễ dàng mua lại nó trên thị trường mở. Điều này đã từng diễn ra trên quy mô lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đó là điều duy nhất ngăn nền kinh tế thế giới bước vào một đợt suy thoái mới.

Vẫn theo Lars Ahnland, một số người e ngại việc hỗ trợ (financing) thông qua các đợt phát hành tiền sẽ tạo ra lạm phát, nhưng mối đe dọa lớn không phải là lạm phát mà là giảm phát. Bởi vì, giảm phát làm số nợ tăng giá trị, đồng thời với tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vượt mức kiểm soát, như đã xảy ra vào những năm 1930. Hơn nữa, mục tiêu lạm phát vẫn còn dư địa và chỉ cần tăng lãi suất để xử lý nếu nó quá nóng.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here