Kinh tế tuần hoàn: tái chế, tái sử dụng

0
66
(Internet)
(Internet)

Tại cuộc họp báo cùng với Bộ trưởng Công Thương Ibrahim Baylan, Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Isabella Lövin đã trình bày kế hoạch hành động đầu tiên về một nền kinh tế tuần hoàn, đặc trưng của nó là quản lý thông minh hơn đối với tài nguyên và vật liệu thân thiện với khí hậu và môi trường. Bộ trưởng Baylan cho biết, việc phát triển kinh tế theo hướng tuần hoàn là trọng tâm để Thụy Điển trở thành quốc gia phúc lợi đầu tiên trên thế giới không sử dụng nguyên liệu hóa thạch: đó là giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, chia sẻ, sửa chữa, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và khi các sản phẩm được thiết kế và sản xuất phải nghĩ đến việc làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của chúng và tân trang được.

Kế hoạch hành độngnày bao gồm hơn 100 đề xuất cụ thể lớn-nhỏ, cũ-mới. Một trong những nghĩa vụ hạn ngạch là tỉ lệ nguyên liệu tái chế là bao nhiêu có trong một sản phẩm; bao gồm những loại nguyên liệu nào, cách thức thực hiện như thế nào. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Thụy Điển được giao nhiệm vụ điều tra cho đến tháng 12/2021. Ý tưởng này xuất phát từ nghĩa vụ cắt giảm, khi mà ngày càng nhiều nhiên liệu sinh học được trộn vào nhiên liệu. Theo Bộ trưởng Isabella Lövin, điều này sẽ tạo ra một thị trường cho các vật liệu tái chế và nghĩa vụ hạn ngạch có thể liên quan tới một số nguyên liệu, ví dụ như nhựa, giấy và phốt pho. Bà cho rằng, đã hết thời chôn lấp các chất thải để biến chúng thành các đường dốc trượt tuyết; cần phải đưa những vật liệu này vào một chu trình không độc hại.

Bộ trưởng Baylan tin rằng, việc chuyển đổi sang một nền kinh tế tuần hoàn hơn có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty Thụy Điển khi có đổi mới-sáng tạo và các ngành công nghiệp mới xuất hiện. Một trong những đề xuất là cung cấp thêm 150 triệu SEK (18 triệu USD) trong năm 2021 để mở rộng và tăng cường cái gọi là Tuổi đời Công nghiệp, đưa tổng kinh phí lên thành 750 triệu SEK (90,36 triệu USD) để ngànhcông nghiệp này có thể áp dụng cho các dự án khác nhau phục vụ chuyển đổi. Theo chính phủ, khoảng 1/2 lượng phát thải khí hậu và hơn 90% tình trạng khan hiếm nước và mất đa dạng sinh học trên thế giới là do sử dụng tài nguyên không hiệu quả.

Một số đề xuất trong kế hoạch hành động gồm: (i) Trong EU, làm việc để đưa ra hộ chiếu sản phẩm nhằm cung cấp kiến ​​thức tốt hơn về sản phẩm, như vật liệu nào có trong sản phẩm, cách chúng có thể sửa chữa, tái chế. (ii) Cơ quan Bảo vệ Môi trường Thụy Điển được giao nhiệm vụ đề xuất nghĩa vụ về hạn ngạch, nghĩa là một tỷ lệ nhất định của nguyên liệu thô tái chế phải được đưa vào sản phẩm liên quan. (iii) Chương trình Tuổi thọ Công nghiệp sẽ được bổ sung thêm 150 triệu SEK trong năm 2021. (iv) Xây dựng chiến lược giảm thiểu tác động khí hậu từ tiêu dùng. (v) Tăng tỷ trọng sản phẩm tuần hoàn và không có hóa thạch trong mua sắm công. (vi) Thông tin cho người tiêu dùng về nền kinh tế tuần hoàn. (vii) Gia tăng các nỗ lực và giám sát để ngăn chặn tội phạm trong khu vực phát thải. (viii) Tăng cường quản lý chất thải; (ix) Bảo lãnh tín dụng đối với các khoản đầu tư xanh. (x) Đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới đối với nền kinh tế tuần hoàn. (xi) Dựa trên thỏa thuận: chính phủ – Đảng Trung tâm – Đảng Tự do.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here