Chuỗi cung của Trung Quốc “chảy tràn” sang Việt Nam

0
128
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Về chủ đề liệu Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc làm công xưởng của thế giới, Giáo sư Shi Zhan của Đại học Ngoại giao Trung Quốc kết luận “khó có thể” trong cuốn sách mới xuất bản của mình với tiêu đề “Yichu” (The Overflow – tạm dịch “Chảy tràn”). Ban Quản trị Trang NGKT trực tuyến hân hạnh gửi tới Quý độc giả một số nội dung chính như sau:

Xu hướng này là sự “chảy tràn” của các chuỗi cung Trung Quốc thay vì là sự di chuyển các ngành công nghiệp ra khỏi Trung Quốc; đồng thời, chỉ ra hậu quả của sự không tương thích đang gia tăng giữa hoạt động vận tải của khu vực tư nhân và các chính sách của chính phủ. Trong đó lập luận khu vực chế tạo của Trung Quốc đã có sự chuyển hóa trong cấu trúc của trật tự thương mại thế giới trong vài thập kỷ qua, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các ngành công nghiệp dịch vụ sáng tạo trình độ cao ở các nước phát triển với các ngành công nghiệp dựa trên nguyên liệu thô ở các nước đang phát triển. Sự chuyển hóa này dẫn đến sự mất cân đối của trật tự kinh tế trên quy mô toàn thế giới cũng như trong phạm vi của từng nước, từ đó lại gây ra xung đột thương mại hoặc hệ lụy khác được kỳ vọng hơn là sự cải tổ về quản trị.

Cấu trúc thương mại thế giới đã thay đổi mạnh mẽ trong 30 năm qua. Trong những năm 1980-90, các sản phẩm hoàn thiện chiếm 70% thương mại quốc tế. Năm 2010, các hàng hóa trung gian như linh kiện và nguyên liệu thô chiếm khoảng 60% thương mại quốc tế và tăng lên 70% vào cuối năm 2018. Tỷ phần thương mại dịch vụ tăng lên so với thương mại hàng hóa. Trong bối cảnh đó, các chuỗi cung chế tạo của Trung Quốc vừa có quy mô lớn, vừa chuyên môn hóa cao, linh hoạt và cạnh tranh về chi phí. Nhiều khả năng các nhà máy sẽ di chuyển một số công đoạn sản xuất sử dụng nhiều nhân công thay vì các chuỗi cung sang Việt Nam và thương chiến Trung – Mỹ đẩy nhanh quá trình này; bình luận thêm giá đất và các dịch vụ hạ tầng khác thậm chí còn cao hơn ở Trung Quốc. Trong năm 2019, giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 10,7%, với các nước thành viên ASEAN tăng 14,1%. Từ năm 2004, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với thương mại hai chiều vượt 100 tỷ trong các năm 2018, 2019. Theo số liệu của chính phủ Việt Nam, trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam đạt thặng dư xuất khẩu 4 tỷ USD, tổng xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 30 tỷ USD tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc đạt gần 35 tỷ USD, giảm 2,2%.

Những nhà quản lý người Trung Quốc, thuật ngữ chỉ những người di chuyển sang Việt Nam cùng với những nhà máy của mình trong những năm 1990 – là những mối liên kết hết sức quan trọng giữa chuỗi cung Trung Quốc với nền sản xuất ở Việt Nam mà các học giả thường hay bỏ qua. Những nhà quản lý này có con số lên đến hàng trăm nghìn người. Không giống như các doanh nhân di cư từ các khu vực bờ biển phía Đông như Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, những nhà quản lý Trung Quốc này thường là các công nhân có chuyên môn sâu hoặc là các nhà kỹ trị, cán bộ hành chính bậc trung từ trong những vùng nội địa Trung Quốc.

Do phần lớn các sản phẩm hiện được sản xuất bởi những cấu phần được sản xuất ở những quốc gia khác khau, dự đoán các công ty từ các quốc gia khác nhau đối mặt với những vấn đề chung sẽ bắt tay liên kết với nhau tạo ra một “trật tự trọng thương” mới để thích ứng với những thách thức mới. Hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu hiện nay dựa trên nền tảng cơ sở các quốc gia độc lập đã ít nhiều đã bị lỗi thời. Khu vực tư nhân đang thúc ép và kêu gọi có các quy định hiệu lực và hiệu quả hơn trong khi các cơ quan chính quyền cũng đang đứng trước đòi hỏi phải có những cải cách mạnh mẽ hơn.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here