Thị trường bất động sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ được “tiêm” một đợt “thuốc bổ” thứ hai từ các công ty toàn cầu đang muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất trong khu vực do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 làm gia tăng rủi ro nếu dây chuyền sản xuất tập trung quá nhiều ở Trung Quốc.
Theo đánh giá của tờ South China Morning Post, trước khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đã được hưởng lợi từ xu hướng di dời sản xuất khỏi “công xưởng” của thế giới. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn thay thế Trung Quốc kể từ khi Apple, Samsung và các nhà cung cấp của họ “tháo chạy” khỏi Trung Quốc để hạn chế thiệt hại do cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung.
Theo các nhà phân tích, bất động sản ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có khả năng sẽ có thêm một “cơn gió ngược” sau thời gian đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng và leo thang căng thẳng thương mại – chính trị giữa Trung Quốc và các cường quốc kinh tế khác. Sunny Hoang Ha, giám đốc bán hàng của SPG Land Việt Nam cho biết: “COVID-19 buộc nhiều công ty phải đánh giá lại chiến lược về chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhất”.
Theo công ty tư vấn JLL, tỷ lệ thuê, mua mặt bằng trong các khu công nghiệp ở các tỉnh thành miền Bắc, bao gồm Hà Nội và Hải Phòng, tăng trung bình 200 điểm cơ bản, lên 72% trong quý I/2020 so với thời điểm cuối năm 2019. Hiện tượng này chủ yếu do nhu cầu cơ bản tăng, trước khi giảm dần từ tháng 2/2020 do đại dịch bùng phát.
Theo PropertyGuru, sự xuất hiện của các công ty nước ngoài có thể tạo “cú hích” thực sự cần thiết cho thị trường trong nước. Đại dịch và suy thoái kinh tế đã làm giảm 18% nhu cầu trong quý I/2020, với bất động sản niêm yết giảm 28% trong cùng kỳ.
Jeremy Williams, giám đốc kinh doanh tại PropertyGuru – đơn vị điều hành cổng thông tin Batdongsan.com.vn, nhận định việc các công ty nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam sẽ kéo theo nhu cầu về chỗ ở cho cả lao động nước ngoài và lao động địa phương. Ông Williams dự đoán: “Phân khúc nhà ở sẽ chứng kiến nhu cầu tăng, do đó sẽ đẩy đẩy giá tăng theo”.
Các nhà phân tích đang theo dõi khả năng liệu động thái mới nhất của Nhật Bản có “châm ngòi” cho một cuộc đổ xô đầu tư vào Việt Nam và các nơi khác trong khu vực hay không. Chính phủ Nhật Bản tháng 4 vừa qua thông báo sẽ dành 2,2 tỷ USD để hỗ trợ các nhà sản xuất của nước này rời khỏi Trung Quốc.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng muốn giảm phụ thuộc vào các quốc gia khác. Apple, Nintendo, Samsung và nhiều nhà cung cấp ở châu Á đã chuyển một số dây chuyền sản xuất và lắp ráp sang Việt Nam.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 10%, lên mức 15,5 tỷ USD – tăng năm thứ 7 liên tiếp.
Ông Williams cho rằng tư duy “quây rào” chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc quá mức vào một cơ sở sản xuất duy nhất chắc chắn sẽ thúc đẩy xu hướng dịch chuyển sản xuất: “Việt Nam được hưởng lợi nhờ vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc cũng như lao động lành nghề và có kỷ luật”.
Cách Việt Nam ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng được ca ngợi là mô hình chống dịch ưu việt nhất với chi phí thấp. Việt Nam hiện đã nới lỏng các hạn chế và là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động lại nền kinh tế.
Các nhà phát triển bất động sản, quỹ đầu tư tư nhân và các nhà phân tích vẫn đặt cược vào triển vọng của thị trường bất động sản Việt Nam.
Việt Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu của EXS Capital – quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại HongKong đã đầu tư vào Công ty Đầu tư và Phát triển Sơn Kim (SonKim Land) với 5 dự án nhà ở tại Tp. Hồ Chí Minh. Các tuyến tàu mới ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, dự kiến bắt đầu vận hành trong năm nay và năm 2021, sẽ khiến 2 thành phố hấp dẫn hơn nữa trong mắt các nhà đầu tư.
Andy Han Suk Jung, CEO tại SonKim Land, cho biết các dự án nhà ở gần các ga tàu điện ngầm bán rất chạy. Khi các tuyến này đi vào hoạt động, giá sẽ tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó, dân số trẻ tạo cơ hội để Việt Nam cung cấp đội ngũ chuyên gia tài năng, tạo thêm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư./.Trang South China Morning Post (Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, trụ sở tại Hong Kong) ngày 19/5 đăng bài cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ được “tiêm” một đợt “thuốc bổ” thứ hai từ các công ty toàn cầu đang muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất trong khu vực do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 làm gia tăng rủi ro nếu dây chuyền sản xuất tập trung quá nhiều ở Trung Quốc.
Theo bài viết, trước khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đã được hưởng lợi từ xu hướng di dời sản xuất khỏi “công xưởng” của thế giới. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn thay thế Trung Quốc kể từ khi Apple, Samsung và các nhà cung cấp của họ “tháo chạy” khỏi Trung Quốc để hạn chế thiệt hại do cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung.
Theo các nhà phân tích, bất động sản ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có khả năng sẽ có thêm một “cơn gió ngược” sau thời gian đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng và leo thang căng thẳng thương mại – chính trị giữa Trung Quốc và các cường quốc kinh tế khác. Sunny Hoang Ha, giám đốc bán hàng của SPG Land Việt Nam cho biết: “COVID-19 buộc nhiều công ty phải đánh giá lại chiến lược về chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhất”.
Theo công ty tư vấn JLL, tỷ lệ thuê, mua mặt bằng trong các khu công nghiệp ở các tỉnh thành miền Bắc, bao gồm Hà Nội và Hải Phòng, tăng trung bình 200 điểm cơ bản, lên 72% trong quý I/2020 so với thời điểm cuối năm 2019. Hiện tượng này chủ yếu do nhu cầu cơ bản tăng, trước khi giảm dần từ tháng 2/2020 do đại dịch bùng phát.
Theo PropertyGuru, sự xuất hiện của các công ty nước ngoài có thể tạo “cú hích” thực sự cần thiết cho thị trường trong nước. Đại dịch và suy thoái kinh tế đã làm giảm 18% nhu cầu trong quý I/2020, với bất động sản niêm yết giảm 28% trong cùng kỳ.
Jeremy Williams, giám đốc kinh doanh tại PropertyGuru – đơn vị điều hành cổng thông tin Batdongsan.com.vn, nhận định việc các công ty nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam sẽ kéo theo nhu cầu về chỗ ở cho cả lao động nước ngoài và lao động địa phương. Ông Williams dự đoán: “Phân khúc nhà ở sẽ chứng kiến nhu cầu tăng, do đó sẽ đẩy đẩy giá tăng theo”.
Các nhà phân tích đang theo dõi khả năng liệu động thái mới nhất của Nhật Bản có “châm ngòi” cho một cuộc đổ xô đầu tư vào Việt Nam và các nơi khác trong khu vực hay không. Chính phủ Nhật Bản tháng 4 vừa qua thông báo sẽ dành 2,2 tỷ USD để hỗ trợ các nhà sản xuất của nước này rời khỏi Trung Quốc.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng muốn giảm phụ thuộc vào các quốc gia khác. Apple, Nintendo, Samsung và nhiều nhà cung cấp ở châu Á đã chuyển một số dây chuyền sản xuất và lắp ráp sang Việt Nam.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 10%, lên mức 15,5 tỷ USD – tăng năm thứ 7 liên tiếp.
Ông Williams cho rằng tư duy “quây rào” chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc quá mức vào một cơ sở sản xuất duy nhất chắc chắn sẽ thúc đẩy xu hướng dịch chuyển sản xuất: “Việt Nam được hưởng lợi nhờ vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc cũng như lao động lành nghề và có kỷ luật”.
Cách Việt Nam ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng được ca ngợi là mô hình chống dịch ưu việt nhất với chi phí thấp. Việt Nam hiện đã nới lỏng các hạn chế và là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động lại nền kinh tế.
Các nhà phát triển bất động sản, quỹ đầu tư tư nhân và các nhà phân tích vẫn đặt cược vào triển vọng của thị trường bất động sản Việt Nam.
Việt Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu của EXS Capital – quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại HongKong đã đầu tư vào Công ty Đầu tư và Phát triển Sơn Kim (SonKim Land) với 5 dự án nhà ở tại Tp. Hồ Chí Minh. Các tuyến tàu mới ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, dự kiến bắt đầu vận hành trong năm nay và năm 2021, sẽ khiến 2 thành phố hấp dẫn hơn nữa trong mắt các nhà đầu tư.
Andy Han Suk Jung, CEO tại SonKim Land, cho biết các dự án nhà ở gần các ga tàu điện ngầm bán rất chạy. Khi các tuyến này đi vào hoạt động, giá sẽ tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó, dân số trẻ tạo cơ hội để Việt Nam cung cấp đội ngũ chuyên gia tài năng, tạo thêm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Thu Hằng