Các gói kích thích tài chính đã “đủ lớn” đối với các nền kinh tế ASEAN?

0
117
các biện pháp kiểm soát sức khỏe cộng đồng có thể gây nên suy thoái kinh tế, song tăng trưởng kinh tế có thể phục hồi bằng các gói kích thích tài chính đủ lớn.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải vật lộn với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và chưa có dấu hiệu dịch bệnh này sẽ sớm chấm dứt. Mức độ ảnh hưởng đối với các nền kinh tế ASEAN phụ thuộc vào việc dịch bệnh này sẽ được kiềm chế hiệu quả như thế nào? Tờ Business Times nhận định các biện pháp kiểm soát sức khỏe cộng đồng có thể đủ gây nên suy thoái kinh tế, song tăng trưởng kinh tế có thể phục hồi bằng các gói kích thích tài chính đủ lớn.
Các biện pháp kiểm soát sức khỏe cộng đồng có thể gây nên suy thoái kinh tế, song tăng trưởng kinh tế có thể phục hồi bằng các gói kích thích tài chính đủ lớn.

Suy thoái là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trải rộng khắp nền kinh tế, kéo dài nhiều tháng, thường được thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập thực tế, việc làm, sản xuất công nghiệp và bán buôn-bán lẻ. Trước khi dịch bệnh xảy ra, các nền kinh tế ASEAN năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng tích cực với hơn 6% ở Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines và Việt Nam. Các nền kinh tế Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan tăng trưởng từ 3% đến 5%. Brunei có mức tăng trưởng thấp nhất là 0,1%.

Tuy nhiên, việc duy trì đà tăng trưởng trong ASEAN, ít nhất là trong năm 2020 đã bị thách thức bởi dịch bệnh bùng phát và những phản ứng chính sách của các nước thành viên. Tất cả các nước ASEAN đều đang thực hiện biện pháp giãn cách xã hội, giảm bớt tiếp xúc xã hội, việc làm, học hành giữa các cá nhân khỏe mạnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm bớt quy mô của dịch bệnh.

Biện pháp này đã có tác động kinh tế rộng lớn, vượt ra ngoài mục tiêu về chăm sóc sức khỏe khi nó đi kèm với phí tổn là sự suy thoái kinh tế. Những chỉ thị làm việc tại nhà được áp dụng rộng rãi trong thời kỳ giãn cách xã hội có nghĩa là các dịch vụ có thể được thực hiện từ xa. Tuy nhiên, hầu hết việc sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có sự tiếp cận gần về mặt xã hội, chứ không phải giãn cách. Bởi vậy, biện pháp giãn cách xã hội này đã làm giảm đầu vào lao động trong tiến trình sản xuất và bởi vậy làm giảm đầu ra trong nền kinh tế.

Nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng trong vài tháng tới, các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nếu phải áp dụng đến biện pháp phong tỏa để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh hưởng kinh tế của biện pháp này nghiêm trọng hơn so với biện pháp giãn cách xã hội. Không những lao động không thể đến nơi làm việc, biện pháp này cũng đồng thời hạn chế hoạt động tiêu dùng.

Chi tiêu tiêu dùng là lĩnh vực quan trọng nhất trong chi tiêu tổng thể ở các nền kinh tế ASEAN, chiếm ít nhất 50% hoặc cao hơn ở 8/10 nước ASEAN, cụ thể là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Do đó, việc tiêu dùng giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GDP. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể cắt giảm đầu tư trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Việc giảm đầu tư tư nhân lại góp thêm vào làm suy giảm GDP.

Cùng nhau, các biện pháp kiểm soát về sức khỏe cộng đồng có thể làm giảm hoặc thậm chí gây ra sự ngừng trệ trong sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. Những ảnh hưởng này gây thiệt hại cho nền kinh tế với tình trạng suy thoái trở nên dài hơn và nghiêm trọng hơn

Các chính phủ ASEAN đang phản ứng với đại dịch bằng các biện pháp kích thích kinh tế như sử dụng chính sách tài chính mở rộng hay chính sách nới lỏng tiền tệ hoặc kết hợp cả hai. Ví dụ, Singapore đã công bố 4 gói kích thích tài chính với tổng trị giá 44,9 tỷ USD (63,7 tỷ SGD) chiếm gần 13% GDP của nước này; Thái Lan đã thông qua gói tài chính trị giá 46,1 tỷ USD (1.500 tỷ baht) hay 8,9% GDP của nước này. Tuy nhiên, các gói kích thích tài chính ở một số nước ASEAN lại chỉ chiếm chưa đến 3% GDP.

Mặc dù không có cách tiếp cận “một cỡ vừa cho tất cả” trong việc sử dụng gói kích khích tài chính trong giai đoạn đại dịch, nhưng các nước ASEAN cần đánh giá tính hiệu quả của các gói kích thích để thăm dò khả năng tăng gói kích thích nhằm giảm bớt tác động cả về sức khỏe lẫn kinh tế của dịch bệnh. Điều này là quan trọng bởi chỉ có gói kích thích tài chính đủ lớn mới có thể kéo các nền kinh tế vượt qua suy thoái. Cho dù việc thúc đẩy chi tiêu mạnh mẽ có khả năng dẫn đến lạm phát trong ngắn hạn, đó không hoàn toàn là tin xấu đối với các nền kinh tế ASEAN có mức lạm phát thấp.

Nguyễn Thúy

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here