Cạnh tranh công nghệ Mỹ – Trung diễn biến phức tạp

0
99
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Chính phủ Mỹ sắp công bố một quy định giúp mở rộng quyền hạn của mình để ngăn chặn việc bán công nghệ cũng như các lô hàng sản xuất từ ​​nước ngoài cho Huawei (Trung Quốc), khi họ tìm cách siết chặt công ty công nghệ Trung Quốc trong danh sách đen.

Trước đó, hồi tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei Technologies vào danh sách đen thương mại, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Điều đó cho phép Chính phủ Mỹ hạn chế việc bán hàng hóa do Mỹ sản xuất cho công ty Huawei và một số lượng nhỏ các mặt hàng được sản xuất ở nước ngoài có chứa công nghệ hoặc các linh kiện do Mỹ sản xuất chiếm hơn 25% giá trị. Các chuỗi cung ứng nước ngoài quan trọng vẫn nằm ngoài tầm với của chính quyền Mỹ. Điều này làm dấy lên sự thất vọng của những người diều hâu trong chính quyền Mỹ và thúc đẩy mở rộng quyền hạn của Mỹ để ngăn chặn nhiều hơn việc cung cấp linh kiện công nghệ cao cho Huawei.

Hiện Bộ Thương mại Mỹ đã soạn thảo một quy định hạ thấp ngưỡng giá trị xuất khẩu cho Huawei xuống 10% và mở rộng phạm vi bao gồm cả các mặt hàng không phải là công nghệ cao như điện tử tiêu dùng, hoặc các linh liện không nhạy cảm. Dự thảo quy định này đã được chuyển đến Văn phòng Quản lý và Ngân sách. Nếu các cơ quan chính phủ khác của Mỹ đồng ý ký vào bản dự thảo, biện pháp này có thể được ban hành trong vài tuần tới như một quy định cuối cùng, không có cơ hội để bình luận công khai trước khi nó có hiệu lực. Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã soạn thảo một quy định mở rộng gọi là Quy tắc Sản phẩm trực tiếp nước ngoài, trong đó Mỹ áp dụng giám sát đối với các hàng hóa sản xuất ở nước ngoài dựa trên công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ. Điều này sẽ được mở rộng để bao gồm các mặt hàng công nghệ thấp được sản xuất ở nước ngoài dựa trên công nghệ Mỹ và được chuyển đến Huawei.

Song song với đó, một phái đoàn của Mỹ bao gồm Phó Cố vấn An ninh quốc gia Matt Pottinger đã đến Anh từ ngày 13/01 để cố gắng thuyết phục chính phủ Anh không sử dụng thiết bị Huawei trong việc nâng cấp mạng viễn thông 5G. Bộ trưởng An ninh Vương quốc Anh Brandon Lewis nói với BBC hôm 12/01 rằng một quyết định sẽ được đưa ra tương đối sớm. Tuy nhiên, các bộ trưởng Anh phải cân nhắc các cáo buộc của Mỹ rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng cho gián điệp nhà nước Trung Quốc chống lại mối quan hệ của Anh với Trung Quốc. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn của ông đã đe dọa sẽ cắt đứt một số thông tin tình báo cho Vương quốc Anh nếu Hội đồng An ninh Quốc gia bật đèn xanh cho Huawei.

Mặt khác, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng các đối thủ liên quan đến Huawei trong các mạng 5G mới cần đề xuất các giải pháp thay thế. Bình luận của Johnson được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Anh tiếp tục trì hoãn thông báo về việc Anh có cho phép công ty Huawei của Trung Quốc đóng vai trò nhà cung cấp thiết bị các bộ phận của mạng 5G tại Anh hay không. Theo ông Johnson nói, công chúng Anh xứng đáng được tiếp cận với công nghệ tốt nhất có thể; nếu mọi người phản đối thương hiệu này hay thương hiệu khác thì họ phải cho biết đâu là sự thay thế; với tư cách là thủ tướng Anh, ông sẽ không đưa vào bất kỳ cơ sở hạ tầng nào làm phương hại đến an ninh quốc gia hoặc khả năng hợp tác của chúng tôi với các đối tác tình báo “Five Eyes”. Nhà điều hành điện thoại di động lớn tại Vương quốc Anh là Vodafone cho rằng lệnh cấm sử dụng thiết bị Huawei sẽ trì hoãn việc triển khai 5G và dẫn đến chi phí lớn hơn; thiết bị và giải pháp của Huawei được cho là rẻ hơn và tiên tiến hơn so với các công ty mạng 5G của Thụy Điển là Ericsson và Nokia từ Phần Lan.

Trong một diễn biến khác, Bộ Tư pháp Canada cho biết trong các tài liệu tòa án trước khi bắt đầu phiên điều trần dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu vào ngày 20/1 rằng, các cáo buộc đối với bà Mạnh đáp ứng yêu cầu dẫn độ theo pháp luật Canada và bà Mạnh nên bị dẫn độ về Mỹ vì tội lừa đảo. Theo đó, Mỹ cáo buộc Huawei sử dụng một công ty vỏ bọc Hồng Kông để bán thiết bị cho Iran vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ; Mạnh Vãn Chu và Huawei đã lừa dối ngân hàng HSBC về các giao dịch kinh doanh của công ty này tại Iran để khiến họ tiếp tục cung cấp dịch vụ ngân hàng cho Huawei.

Tuy nhiên, đội ngũ pháp lý của Huawei đã lập luận rằng các cáo buộc không có nghĩa là lừa đảo và vụ việc thực sự là vì Mỹ cố gắng thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Iran, nhưng Canada không có lệnh trừng phạt như vậy. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Canada cho rằng Mạnh Vãn Chu bị cáo buộc đã khiến ngân hàng HSBC có nguy cơ thiệt hại về kinh tế và đủ để gây ra một vụ lừa đảo ở Canada.

Phiên điều trần sẽ bắt đầu vào ngày 20/1 và dự kiến ​​sẽ kéo dài năm ngày. Nếu thẩm phán kết luận chứng cứ phạm tội chưa đáp ứng, bà Mạnh sẽ được tự do rời khỏi Canada, mặc dù vẫn phải tránh Mỹ nếu bà Mạnh muốn trốn tránh các cáo buộc. Nếu thẩm phán nhận thấy có đủ bằng chứng phạm tội, phiên điều trần sẽ tiến hành giai đoạn thứ hai. Giai đoạn thứ hai, dự kiến ​​sẽ diễn ra vào tháng 6/2020./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here