Đánh giá triển khai Sáng kiến Vành đai – Con đường

0
146
ảnh minh hoạ
ảnh minh hoạ

Theo bài đăng trên trang Interpreter của Viện Nghiên cứu Lowy ngày 11/7/2019 cho biết, hiện còn nhiều đánh giá khác nhau về Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Có ý kiến cho rằng BRI nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, có ý kiến cho rằng BRI đóng góp vào dòng vốn toàn cầu. Có 3 điểm nên được cân nhắc: quy mô của BRI, các dự án BRI đổ tiền vào các nước đang phát triển và lợi ích chính trị Trung Quốc thu được từ BRI.

Thứ nhất: Cho đến nay, không ai có thể nắm được thông tin đầy đủ về quy mô của BRI. Những tuyên bố về chương trình liên quan đến BRI đều không đáng tin. Rất nhiều các bản ghi nhớ (MOU) thể hiện “cam kết” trị giá hàng nghìn tỉ USD trong vòng 10 năm tới, nhưng xét từ góc độ kinh tế thì từ cam kết đến triển khai dự án trên thực tế là điều xa vời, các cam kết về nguyên tắc thì coi như giá trị bằng không. Còn các cam kết cho vay nợ trong vòng 10 năm thì không có chỉ dẫn giải ngân cụ thể hoặc giải ngân nhỏ giọt.

Thứ hai: Các nước đang phát triển có thể vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Ngân hàng châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ tài chính cho khu vực Châu Á hơn 50 năm qua và nhiều nước khác như Nhật, Mỹ, Úc, Đức, trong đó Nhật nổi lên là nguồn tài trợ lớn. Tương tự như Mỹ, Úc lo ngại về BRI của Trung Quốc ngày nay, trong tập kỷ những năm 70, 80 các nước phương Tây cũng lo ngại Nhật gia tăng ảnh hưởng khi hào phóng tài trợ, đầu tư khắp Châu Á. Lúc đó, Nhật cũng khẳng định xuất phát từ lợi ích kinh tế. Sau thời gian dài, Nhật có mối liên kết tài chính rộng khắp với Châu Á. Các dự án cơ sở hạ tầng của Nhật tại Đông Nam Á lớn hơn gấp rưỡi của Trung Quốc, chỉ tính riêng các dự án ở 6 nước lớn In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Việt Nam đã lên 360 tỉ $ so với 250 tỉ của Trung Quốc.  Ngoài ra, các nước đang phát triển còn có nguồn vốn trong nước khá dồi dào.

Thứ ba, Liệu lợi ích chính trị Trung Quốc thu lại từ BRI có lớn như nhiều ý kiến đánh giá không. Theo thực tiễn quốc tế thì hỗ trợ phát triển không đem lại lợi ích chính trị to lớn. Lãnh đạo các nước phát triển đều cho rằng hỗ trợ phát triển song phương, trước hết là nhằm phục vụ lợi ích các nước tài trợ. Trường hợp các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhận tài trợ qua BRI là minh chứng rõ ràng nhất. Nhiều nước sau quá trình đàm phán khó khăn đã từ chối nhận BRI bởi các điều kiện của Trung Quốc, ví dụ: In-đô-nê-xi-a. Năm 2014 cả Trung Quốc và Nhật cạnh tranh đầu tư dự án đường sắt nối Jakarta – Bangdung, dù Nhật đã theo đuổi dự án này trước đó 5 năm nhưng cuối cùng Tổng thống Jokowi vẫn quyết định chọn Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật vẫn tích cực tham gia các dự án đường sắt ở In-đô-nê-xi-a và giờ lại tham gia dự án nâng cấp đường sắt nối Jakarta-Surabaya. Hay tại Mi-an-ma, chính dự án nhà máy điện Myitsone 6000MW lại dẫn đến căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc – Mi-an-ma. Trước sức ép của người dân, Chính phủ Mi-an-ma phải tạm dừng dự án. Mặc dù Trung Quốc liên tục gây sức ép thúc Mi-an-ma tái triển khai dự án. Nhưng dịp bà Aung San Suu Kyi dự Diễn đàn BRI vào 4/2018 tại Trung Quốc, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

Tóm lại, BRI cũng là một chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế. Có dự án thành công, có dự án thất bại. Nhưng có lẽ Trung Quốc sẽ nhận ra lợi ích chính trị không hẳn như mong đợi./.

(ĐSQVB tại Úc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here