Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ tác động lớn nhất đến các bang xuất khẩu nông sản, hàng điện tử và hóa chất trực tiếp sang Trung Quốc. California sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là Texas, Illinois và Louisiana. Khối lượng xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm 2019 từ California đã giảm khoảng 13%, theo Cục Thống kê của Mỹ.
Cụ thể, sau giai đoạn căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, các nhà nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ vẫn đang tìm cách giải quyết các khó khăn về thuế quan. Nhưng với mức áp thuế mới sẽ có hiệu lực trong tháng này và chưa biết bao giờ kết thúc, các chuyên gia cho rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi nền kinh tế cảm nhận được toàn bộ các tác động.
Hiệu ứng gợn sóng sẽ ảnh hưởng nền kinh tế các bang theo nhiều cách. Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại nhận định California bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Về khối lượng tuyệt đối, California tiến hành giao dịch với Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào khác của Mỹ. Tổng kim ngạch thương mại của California với Trung Quốc đạt 175 tỷ USD. Điều đó, cùng với dòng vốn đầu tư của Trung Quốc vào tiểu bang, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng GDP của California và đè bẹp nền kinh tế 2,7 nghìn tỷ đô la của California nếu căng thẳng thương mại leo thang.
Gần đây, tăng trưởng kinh tế của California bắt đầu hạ nhiệt. Nền kinh tế bang tăng trưởng 3,5% trong năm 2018 và đã chậm lại 2% trong quý I năm 2019, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ.
Tuy vậy, tại cảng Oakland ở California, Giám đốc đường biển John Driscoll cho biết ông đã rất ngạc nhiên vào tuần trước khi biết khối lượng xuất khẩu nông sản qua container trong tháng 5 đã tăng cao hơn 8.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng tháng thứ ba liên tiếp. Qua trao đổi với khách hàng, ông cho biết họ đang mở rộng sang các thị trường khác và sáng tạo trong việc tìm các điểm chuyển hàng đến các nước khác.
Xuất khẩu nông sản tăng 12% trong bốn tháng đầu năm, dẫn đầu là sự gia tăng các container hàng đến Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sang Trung Quốc cũng tăng bất chấp việc áp thuế quan, tuy chỉ ở mức 5%.
Driscoll tin rằng bên cạnh việc tìm kiếm thị trường thay thế ở châu Á, một số nhà xuất khẩu vẫn đang cố gắng chuyển hàng đến Trung Quốc trước để tránh thuế từ tháng 6/2019. Tất cả những điều đó cho thấy rằng việc tăng sản lượng xuất khẩu có thể chỉ là tạm thời.
Nhìn chung, xuất khẩu của California sang Trung Quốc – ngoài các sản phẩm nông nghiệp qua cảng Oakland – đã cảm thấy tác động của cuộc chiến thương mại. Khối lượng xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm 2019 giảm khoảng 13%. Máy tính và linh kiện điện tử chiếm gần 26% lượng xuất khẩu của bang sang Trung Quốc.
Các bang xuất khẩu lớn khác sang Trung Quốc bao gồm: Texas đã xuất khoảng 16,6 tỷ đô la hàng hóa sang Trung Quốc năm 2018 , Washington 15,9 tỷ đô la, Nam Carolina 5,6 tỷ đô la và Oregon 4,7 tỷ đô la. Về phía nhập khẩu, California dẫn đầu, theo sau là Texas với 44,5 tỷ đô la, Illinois ở mức 40,9 tỷ đô la, Tennessee ở mức 26,6 tỷ đô la và Georgia ở mức 23,8 tỷ đô la.
Trong khoảng 15 năm qua, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của các công ty Mỹ, Erin Enni, theo phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc Hoa Kỳ, đại diện cho khoảng 200 công ty Hoa Kỳ kinh doanh tại Trung Quốc. Nông nghiệp, điện tử, sản phẩm công nghiệp – chiếm tỷ lệ lớn nhất trong xuất khẩu của Hoa Kỳ – do đó, có nguy cơ cao nhất về thuế quan của Trung Quốc. Các hàng điện tử xuất khẩu của Louisiana, Texas sang Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Tin từ ĐSQVN tại Mỹ (theo CNBC ngày 18/6)