Ổn định tỷ giá Nhân dân tệ là nền tảng của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc?

0
74
Ảnh minh họa

Ngày 24/4/2019, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng bài: “Ốn định tỷ giá Nhân dân tệ là nền tảng của tăng trưởng kinh tế” của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Học thuật Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc Trương Kiến Bình. Tóm lược nội dung bài viết như sau:

Nhìn lại sự phát triển của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, tỷ giá Nhân dân tệ nói chung vẫn ổn định, điều này mang lại sự đảm bảo vững chắc cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Đặc biệt kể từ khi cải cách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc năm 2005, cơ chế hình thành tỷ giá nhân dân tệ đã dần được cải thiện, hình thành một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nối có quản lý. Cho đến nay, tỷ giá Nhân dân tệ so với đô-la Mỹ và tỷ giá nhân dân tệ so với rổ tiền tệ đã dần dần chuyển từ giai đoạn tăng giá đơn phương trước đây sang có lúc mất giá, có lúc tăng giá và biến động hai chiều, đây là một bảp đảm rất quan trọng cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế Trung Quốc trong trạng thái mới, làm sâu sắc hơn cải cách thị trường tài chính và thị trường vốn, và thúc đẩy quốc tế hóa Nhân dân tệ.

Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc luôn có trách nhiệm cao đối với chính sách tỷ giá hối đoái. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, dưới tác động của việc 10 quốc gia ASEAN và Hàn Quốc rút vốn nghiêm trọng, đồng Nhân dân tệ đã bị mất giá nghiêm trọng, ở một mức độ nào đó đã mất đi tính cạnh tranh. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu, chủ yếu dựa vào ưu thế của lao động giá rẻ, tập trung mạnh vào phát triển thương mại chế biến, lấy mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc. Lúc đó sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường quốc tế là rất nghiêm trọng, xuất khẩu đối với tỷ giá hối đoái là rất nhạy cảm, thị trường quốc tế đều dự đoán rằng Chính phủ Trung Quốc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ can thiệp bằng cách giảm giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Trên thị trường chợ đen, tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã giảm giá đến 1 đô la Mỹ đổi 9 Nhân dân tệ.

Trong tình hình đó điều hoàn toàn bất ngờ đối với thị trường là chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái có trách nhiệm, không hạ giá tiền tệ một cách cạnh tranh, duy trì sự ổn định của tỷ giá Nhân dân tệ. Động thái này đã nhận được đánh giá cao bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và thị trường quốc tế, cũng giảm bớt áp lực cạnh tranh trong quá trình đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á của 10 nước ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Á đã cùng nhau khởi xướng “Sáng kiến Chiềng Mai”, thiết lập một cơ chế điều phối chính sách tài chính và chính sách tiền tệ giữa 13 quốc gia ở Đông Á, cùng nhau chống lại tội phạm tài chính xuyên biên giới và các hoạt động rửa tiền, từ đó khiến cho thị trường tài chính và thị trường vốn của các quốc gia Đông Á đã nhanh chóng được ổn định, làm chặt chẽ hơn hợp tác kinh tế khu vực của các quốc gia Đông Á, bước đến một quỹ đạo mới.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, sóng thần tài chính đã làm chấn động và đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, bao gồm Trung Quốc. Thương mại và đầu tư quốc tế đã bị suy thoái nhanh chóng, tăng trướng kinh tế và tăng trưởng thương mại của các nước tụt dốc. Đối mặt với tình hình nguy hiểm như vậy, Chính phủ Trung Quốc không chỉ nhanh chóng đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn. Đồng thời, đối mặt với sự mất giá tiền tệ ở cả các nước phát triển và đang phát triển, Trung Quốc vẫn tuân thủ các chính sách tỷ giá hối đoái có trách nhiệm, kiên quyết từ chối không hạ giá tỷ giá tiền tệ một cách cạnh tranh, chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã phát huy tác dụng then chốt và quan trọng trong việc ổn định kỳ vọng thị trường toàn cầu và thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi nhanh chóng.

Trong những năm gần đây, khi các lực lượng bảo thủ cánh hữu ở các nước phát triển trỗi dậy, hiện tượng phản đối toàn cầu hóa ngày càng trở nên rõ ràng, chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến tính bất ổn và tính không thể đoán trước cho thị trường toàn cầu. Hiện tại, Tổ chức Thương mại thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2019 từ 3,6% xuống 3,3% và Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3,9% xuống 3,6%. Dưới tình hình chính sách thương mại ngày càng không chắc chắn, quan hệ hợp tác giữa chuỗi cung ứng toàn cầu và chuỗi giá trị toàn cầu, quan hệ đối tác kinh doanh của các mạng lưới sản xuất khu vực cũng đang đối mặt với áp lực và thách thức to lớn. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu lo ngại về sự xuất hiện của “thiên nga đen” và “tê giác xám”, xu hướng ổn định của tỷ giá Nhân dân tệ của Trung Quốc rõ ràng đã trở thành một yếu tố tương đối ốn định trong việc đánh giá của xu hướng kinh tế và thương mại quốc tế. Xu hướng ổn định của tỷ giá nhân dân tệ không chỉ có lợi cho việc Trung Quốc ổn định ngoại thương, ổn định đầu tư nước ngoài, ổn định việc làm và thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao, mà sau khi phục hồi về trạng thái bình thường, có lợi cho việc thúc đẩy mở rộng và mở cửa ngành tài chính, hình thành mô hình phát triển thị trường tài chính cạnh tranh hơn, nâng cao chất lượng và mức độ phát triển của ngành tài chính và phục vụ sự phát triển ổn định của nền kinh tế thực.

Đối với thị trường toàn cầu, Trung Quốc hiện là trung tâm lớn nhất của ngành sản xuất chế tạo thế giới và khả năng cạnh tranh quốc tế của các ngành và sản phẩm ngày càng tăng, Trung Quốc cũng là quốc gia thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, thị phần lớn nhất thế giới. Chính sách duy trì ổn định tỷ giá đồng nhân dân tệ sẽ giúp các nước khác tìm thấy yếu tố và sức mạnh tương đối ổn định trong điều kiện bất ổn của thị trường. Sự ổn định của tỷ giá nhân dân tệ có lợi cho tăng trưởng kinh tế thế giới và tăng niềm tin vào thị trường toàn cầu.

Theo tính toán của mô hình kinh tế, trước đây, thặng dư thương mại của Trung Quốc với thị trường của các nước phát triển chủ yếu do nhu cầu của thị trường quốc tế, sự đóng góp của yếu tố tỷ giá nhân dân tệ là rất nhỏ. Nói cách khác, Trung Quốc đã không sử dụng lợi thế tỷ giá nhân dận tệ để tiếp cận thị trường quốc tế. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ không giành được lợi thế cạnh tranh thương mại bằng cách giảm giá tiền tệ. Những ưu thế của Trung Quốc trong cạnh tranh thương mại bắt nguồn từ hệ thống cơ sở hạ tầng hiệu quả cao toàn cầu, môi trường kinh doanh không ngừng được tối ưu hóa, cải cách mở cửa ngày càng sâu rộng, hiệu ứng tập trung công nghiệp và hiệu ứng quy mô, cùng với việc các doanh nghiệp Trung Quốc không ngừng đổi mới năng lực và xây dựng thương hiệu.

Trong tương lai, đồng Nhân dân tệ sẽ thông qua tiến trình quốc tế hóa dần dần, thúc đẩy mở cửa hoàn toàn tài khoản vốn, đồng thời, việc ổn định tỷ giá Nhân dân tệ cũng sẽ có lợi cho quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Hiện tại, đồng Nhân dân tệ đã được đưa vào rổ Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng trung ương các nước đã bắt đầu sử dụng đồng Nhân dân tệ làm tiền tệ dự trữ ngày càng nhiều. Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với hơn 30 quốc gia, dần dần mở rộng tỷ lệ thanh toán và quyết toán bằng đồng Nhân dân tệ trong thương mại và đầu tư quốc tế. Vì giá trị của đồng Nhân dân tệ tương đối ổn định và vững chắc nên ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu chào đón và tiếp nhận đồng Nhân dân tệ. Hiện nay rất nhiều nước dọc tuyến “Một vành đai, một con đường” cũng đã đồng ý tiếp nhận và sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại, đầu tư và du lịch.

Ông Mundell, Người đoạt giải Nobel về kinh tế, dự đoán rằng trong tương lai sẽ có 03 loại tiền tệ chính trên thế giới, đó là đồng đô-la Mỹ, đồng euro và đồng Nhân dân tệ. Cơ chế hình thành tỷ giá Nhân dân tệ đã liên tục được cải thiện, mức tỷ giá Nhân dân tệ đã ổn định và vươn xa, điều này sẽ giúp cải thiện vị thế quốc tế của Nhân dân tệ, hy vọng dự đoán của Mundell sẽ sớm trở thành hiện thực.