“Cuộc chạy đua” giữa Mỹ và Trung Quốc về Trí tuệ nhân tạo

0
85
Ảnh minh học

Điều quan trọng là triển khai ứng dụng trên thực tế chứ không phải là phát minh, và điểm này Trung Quốc đang có lợi thế lớn.

Cuối tháng 3, tôi tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc lần thứ 9. Chuyến đi xuất phát từ những quan sát gần đây của tôi về tình hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Điều may mắn nhất mà tình cờ tôi có được là cuộc gặp gỡ với Kai-Fu Lee, cựu Chủ tịch Google China và hiện là nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc.

Ông Lee tặng tôi xem một cuốn sách mới của ông “Các siêu cường về Trí tuệ nhân tạo: Trung Quốc, Thung lũng Silicon và Trật tự thế giới mới” (AI Superpowers: China, Silicon, Valley and the New World Order). Điều đáng chú ý là theo tác giả, lần đầu tiên kể từ Cách mạng công nghiệp, Trung Quốc sẽ đi đầu trong cuộc chuyển đổi kinh tế to lớn – cuộc cách mạng về Trí tuệ nhân tạo. Ông Lee bắt đầu cuốn sách của mình bằng việc nhắc đến “Khoảnh khắc Sputnik” của Trung Quốc, khi máy tính AlphaGo theo công nghệ Deep Mind của Google đánh bại Ke Jie, quán quân thế giới về cờ vây của Trung Quốc. Điều này đã chứng tỏ năng lực của Trí tuệ nhân tạo hiện đại. Tuy vậy, Lee đã ngụ ý về dự báo một khoảnh khắc khác tương tự như vậy, khi đó Mỹ nhận ra rằng họ còn là lãnh đạo toàn cầu về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo. Khoảnh khắc Sputnick được nhắc đến là thời điểm Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo năm 1957. Điều này đã dẫn đến cuộc chạy đua không gian vũ trụ vào những năm 1960, trong đó Mỹ đã giành chiến thắng một cách xứng đáng. Vậy “cuộc chạy đua” hiện tại sẽ dẫn đến điều gì? Ông Lee không cho rằng Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong những phát minh cơ bản về đổi mới sáng tạo. Nhưng điều này không quan trọng vì những đột phá lớn về trí tuệ đã diễn ra. Điều quan trọng nhất là triển khai thực hiện như thế nào chứ không phải là phát minh. Về điểm này, theo tác giả, Trung Quốc có nhiều lợi thế. Thứ nhất, công trình nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về Trí tuệ nhân tạo đều có sẵn trên mạng internet. Internet là công cụ siêu hạng để lan tỏa những đột phá về trí tuệ, kể cả những phát minh về Trí tuệ nhân tạo. Thứ hai, nền kinh tế siêu cạnh tranh và đậm chất kinh doanh của Trung Quốc đang được vận hành theo phương châm của nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg mà ai cũng biết: “chuyển động nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Ông Lee mô tả về một thế giới của những hoạt động kinh doanh “cắt cổ” và sự bắt chước “tàn nhẫn”, nhờ đó các doanh nghiệp Trung Quốc đã đánh bại các đối thủ hàng đầu “của phương Tây trên thị trường nội địa của mình. Ông cho rằng phương pháp “thử và sai” liên tục của mô hình kinh doanh kiểu Trung Quốc là rất phù hợp để thu được những thành quả của Trí tuệ nhân tạo trong toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn, phương pháp này hiệu quả hơn nhiều trong việc chế tạo xe ô tô tự lái, so với cách tiếp cận thiên về bảo đảm an toàn của các nước phương Tây.  “Đàn ong” Trung Quốc có thể không hiệu quả nhưng chúng đủ sức chiến đấu. Đó là điều quan trọng. Thứ ba, ở các khu dân cư đô thị đông đúc của Trung Quốc, nhu cầu về chuyển nhận hàng hóa và các dịch vụ khác rất lớn. Ông Lee cho rằng các công ty khởi nghiệp của Mỹ thích bám sát những gì họ biết như xây dựng các nền tảng kỹ thuật số “sạch” nhằm thúc đẩy thuận lợi việc trao đổi thông tin. Nhưng các công ty Trung Quốc lại “làm cho đôi tay mình bị vấy bẩn”. Họ tích hợp thế giới ảo với thế giới thực. Thứ tư, sự lạc hậu của Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp nước này có bước nhảy vọt trong các dịch vụ hiện tại. Vì thế, Trung Quốc đã có thể nhảy vào luôn các hệ thống thanh toán kỹ thuật số phổ quát, trong khi các doanh nghiệp phương Tây vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu. Thứ năm, Trung Quốc có quy mô kinh tế lớn. Số người sử dụng Internet ở Trung Quốc nhiều hơn cả Mỹ và châu Âu cộng lại. Nếu dữ liệu thực sự là nhiên liệu của cuộc cách mạng Trí tuệ nhân tạo thì Trung Quốc là nước sở hữu nhiều dữ liệu hơn bất cứ nước nào khác.  Thứ sáu, Trung Quốc có một Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ. Ông Lee trích dẫn lời Thủ tướng Lý Khắc Cường năm 2014 kêu gọi “tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo đồng loạt”. Báo cáo nghiên cứu “Giải mã Giấc mơ Trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc” của chuyên gia Jeffrey Ding thuộc Đại học Oxford đã dẫn chiếu Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc có những mục tiêu đầy tham vọng và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được những mục tiêu đó. Một trong những điều Trung Quốc có thể làm dễ dàng hơn bất kỳ nơi nào khác là xây dựng cơ sở hạ tầng bổ sung. Cuối cùng, ông Lee viết rằng, so với phương Tây, người dân Trung Quốc thoải mái hơn rất nhiều về các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không cần phải biện minh cho quyền riêng tư cá nhân (ngoại trừ cho chính bản thân họ). Vậy đâu được cho là “cuộc chạy đu” giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay? Ông Lee phân ra 4 khía cạch về trí tuệ nhân tạo: (i) “Trí tuệ nhân tạo Internet” (Internet AI) theo dõi những gì bạn làm trên Internet; (ii) “Trí tuệ nhân tạo kinh doanh” (business AI) cho phép doanh nghiệp khai thác dữ liệu của họ tốt hơn; (iii) “Trí tuệ nhân tạo nhận thức” (perception AI) quan sát thế giới xung quanh; (iv) “Trí tuệ nhân tạo tự chủ” (autonomous AI) tương tác với chúng ta trong thế giới thực. Ở thời điểm hiện tại, Lee cho rằng Trung Quốc ngang bằng với Mỹ về loại AI thứ nhất, kém xa Mỹ về loại AI thứ hai, hơn Mỹ một chút về loại AI thứ ba và một lần nữa kém xa Mỹ về loại AI thứ tư. Tuy nhiên ông cho rằng trong 5 năm tới, Trung Quốc có thể vượt Mỹ một chút về loại AI thứ nhất, chỉ còn kém Mỹ một chút về loại AI thứ hai, vượt trội Mỹ về loại AI thứ ba và ngang Mỹ về loại AI thứ tư. Theo ông thì Trung Quốc không có đối thủ cạnh tranh nào khác ngoài Mỹ.  Chuyên gia Ding của Đại học Oxford lại phân tích khác, theo đó chia ra: phần cứng, dữ liệu, nghiên cứu và hệ sinh thái thương mại. Trung Quốc thua xa Mỹ về sản xuất chất bán dẫn, vượt Mỹ về số người dùng tiềm năng, và có số lượng chuyên gia về AI và công ty về AI bằng một nửa của Mỹ. Tất cả những điều này cho thấy tiềm năng của Trung Quốc chỉ bằng một nửa của Mỹ. Tuy nhiên, ông Ding nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, còn ông Lee lại tập trung vào các ứng dụng thương mại. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng lợi ích thu được từ sự dẫn đầu về công nghệ quan trọng là rất có giá trị, mặc dù nó không thể diễn ra mãi mãi. Do vậy, quốc gia nào đi đầu trong ứng dụng Trí tuệ nhân tạo sẽ có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tác động về mặt kinh tế và xã hội của Trí tuệ nhân tạo là một vấn đề lớn hơn và liên quan đến mọi quốc gia. Như ông Lee đã nhấn mạnh, những tiến bộ trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều lợi ích. Đó không chỉ là sự thuận tiện cho cá nhân mà còn là sự cải thiện chất lượng chẩn đoán y tế, cá nhân hóa giáo dục, quản lý hệ thống năng lượng và giao thông, làm cho tòa án phán quyết công bằng hơn… Tuy nhiên, Trí tuệ nhân tạo cũng có nguy cơ gây ra những biến động lớn, đặc biệt với thị trường lao động. Nhiều việc làm (hoặc nhiệm vụ) mà Trí tuệ nhân tạo có thể làm hiện đang được thực hiện bởi những người có trình độ học vấn tương đối. Có vẻ hợp lý khi lo ngại Trí tuệ nhân tạo sẽ đẩy nhanh sự thụt lùi về phân phối thu nhập của tầng lớp trung lưu, thậm chí là trên trung lưu, trong khi tăng tập trung của cải và quyền lực cá nhân cho tầng lớp trên cùng.  Có lẽ hệ lụy quan trọng nhất sẽ là sự gia tăng cường độ ảnh hưởng và sự giám sát được thực hiện bởi các thiết bị cầm tay và cảm biến được Trí tuệ nhân tạo giám sát. Nhân vật Anh Cả trong tác phẩm của George Orwell (hay nhiều ông lớn trong lĩnh vực thương mại) có thể theo dõi chúng ta mọi lúc. Sự theo dõi hoàn hảo như vậy có thể hấp dẫn đối với nhà nước Trung Quốc. Điều đó thật kinh khủng đối với tôi và tôi hy vọng cũng kinh khủng đối với hàng tỷ người khác. Ông Lee khẳng định rằng Trí tuệ nhân tạo không giống với trí thông minh nhân tạo nói chung: bộ não siêu phàm thực sự thì ở rất xa. Mặc dù vậy, những thách thức mà Trí tuệ nhân tạo này tạo ra là vô cùng to lớn. Chúng ta sẽ không ngăn chặn nó. Nhưng cuối cùng chúng ta có thể kết luận rằng chúng ta đã sinh ra một con quái vật./.

Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh (theo Martin Wolf, the Financial Times 17/4/2019)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here