[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”MÔNG CỔ” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal” css=”.vc_custom_1533289030824{padding-right: 15% !important;padding-left: 15% !important;}”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

[wpseo_breadcrumb]

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”I. Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”II. Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”III. Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”IV. Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:https%3A%2F%2Fngktmofa.sbs%2Fwp-content%2Fuploads%2F2018%2F08%2FHSTT-MongCo.pdf||target:%20_blank|”]

© Photo cover by Fidel Fernando on Unsplash

[vc_custom_heading text=”I. Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Cách đây hơn sáu năm, kinh tế Mông Cổ bật tăng mạnh mẽ. Nhờ giá đồng, vàng và quặng sắt cao, năm 2011, Mông Cổ đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với GDP tăng 17% và nguồn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác mỏ lên đến hàng tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế “trong mơ” đó đã bị lao dốc trong vài năm trở lại đây, năm 2016 chỉ còn 1,2%, chủ yếu do giá hàng hóa cơ bản toàn cầu suy giảm và tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chính các mặt hàng đồng và than của Mông Cổ cũng chững lại. Thêm vào đó, tình trạng vay vốn tràn lan cũng khiến nước này phải trả giá.

Hàng loạt chương trình cứu trợ khẩn của các nước và các tổ chức quốc tế đang được tung ra nhằm đưa Mông Cổ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, các đối tác, tổ chức tài chính quốc tế lớn và Mông Cổ mới đây đã đạt thỏa thuận sơ bộ về chương trình giải cứu trị giá khoảng 5,5 tỷ USD kéo dài ba năm nhằm đưa Mông Cổ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Cùng với đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và các đối tác song phương của Mông Cổ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, dự kiến sẽ cung cấp khoản hỗ trợ ngân sách và dự án trị giá ba tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng có kế hoạch cung cấp hạn mức tín dụng 2,2 tỷ USD cho Ngân hàng Trung ương Mông Cổ trong ít nhất ba năm. Đây là khoản tín dụng rất hữu ích và kịp thời, giúp Mông Cổ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, chìm sâu vào suy thoái kinh tế.

Năm 2017, kinh tế Mông Cổ có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt 5,1%. Dự báo của ADB trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế Mông Cổ có thể đạt 3,8%.

Các chỉ số kinh tế

Một số nét về chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại, đầu tư

Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế…

Mông Cổ đã mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hơn 20 năm qua, nhất là trong 10 năm gần đây đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Mông Cổ đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có những dự án lên đến hàng triệu USD có tác động mạnh tới nhiều địa phương, hoặc ngành, lĩnh vực sản xuất.

Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư

Vốn đầu tư nước ngoài rất được quan tâm, hoan nghênh và khuyến khích. Nhà nước đã ban hành các đạo luật và quy định nhằm tạo ra những thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, quản lý nguồn vốn nước ngoài.

Chính phủ Mông Cổ đang tiếp tục tiến hành những chiến lược thu hút nguồn vốn nước ngoài vào các ngành đòi hỏi vốn lớn, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.Nhiều biện pháp được tăng cường để thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài: Mông Cổ đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 39 nước và vùng lãnh thổ; ký kết Hiệp định giải quyết vấn đề tranh chấp về đầu tư từ năm 1999 tham gia Công ước Xơ-un (năm 1985); ký kết Hiệp định thành lập Phòng bảo hiểm đầu tư đa phương (MIGA) của Ngân hàng Thế giới (WB).

Chính phủ cũng thực hiện hàng loạt chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài thuộc những lĩnh vực đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như: loại bỏ một số thuế, nhất là thuế thu nhập; miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động phát triển công nghệ. Hiện nay, Luật đầu tư nước ngoài được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là tương đối hấp dẫn so với các nước đang phát triển trong khu vực.

Mông Cổ không hạn chế về số lượng và lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện dự án đầu tư không đăng ký kinh doanh; có thể lập cơ quan pháp lý nước ngoài.

Một số qui định liên quan đến Luật đầu tư nước ngoài

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực như nhà máy nhiệt điện, hệ thống truyền nhiệt, đường bộ, đường hàng không, xây dựng công trình, bưu chính, viễn thông được miễn thuế lợi tức trong một số thời gian là 10 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 5 năm tiếp theo.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực như khai thác, chế biến dầu mỏ, nhiên liệu cứng, công nghiệp luyện kim, kim loại hóa chất, chế tạo máy, lĩnh vực điện tử được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 5 năm được giảm 50% lợi tức.

Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu 50% trở lên sản phẩm của mình, sẽ được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 3 năm được giảm 50% lợi tức.

Thiết bị máy móc năm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu vào Mông Cổ để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc vào lĩnh vực sản xuất ngũ cốc, ngành chăn nuôi gia súc thâm canh, khai thác than, dầu thô, khoáng sản, sản xuất sản phẩm thực phẩm, dệt, lông, chế biến thuộc da, đồ gỗ, công nghiệp kim loại, hóa học, chế biến nguyên liệu thô, một số lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch sẽ được miến thuế giá trị gia tăng, thuế hải quan.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật sử dụng

Các rào cản thương mại

Mông Cổ có cơ chế thương mại tự do: không yêu cầu hạn ngạch và các giấy phép phiền hà. Tuy vậy, hải quan Mông Cổ vẫn là cơ quan hay gây nhiều phiền nhiễu cho các tàu ra vào cảng.

Chứng từ nhập khẩu

Người giao nhận vận tải Mông Cổ giải quyết các chứng từ. Các chứng từ cần thiết bao gồm: hợp đồng nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, chứng nhận hàng hóa, vận đơn, hoá đơn vận tải, thông báo hải quan về hàng hoá, thông báo giá trị hàng hoá, chứng nhận bảo hiểm, hoá đơn thương mại, biên lai thanh toán, danh sách đóng gói, chứng nhận xuất xứ, biên lai thanh toán các loại thuế phí liên quan, chứng nhận kiểm dịch chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền (đối với một số hàng hoá riêng biệt).

Các hạn chế thương mại

Mông Cổ hạn chế xuất nhập khẩu một số mặt hàng sau: Chất làm từ uranium; hoá chất độc hại, các loại nội tạng người; súng ống, đạn dược; đồ cổ; thú nuôi và các loại thú quý hiếm; các kim loại, đá quý hiếm; quặng; đồ uống có cồn.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Hợp tác kinh tế thương mại

Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Mông Cổ trong những năm gần đây duy trì ở mức khiêm tốn. Giữa hai nước có cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Mông Cổ, phiên họp gần đây nhất (phiên thứ 16) tổ chức tháng 8/2017 tại Thủ đô U-lan-ba-to.

Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Mông Cổ đạt 58,3 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Mông Cổ đạt 19 triệu USD; nhập khẩu từ Mông Cổ đạt 39,3 triệu USD.

Năm 2017, kim ngạch song phương hai nước đạt 67,9 triệu USD (tăng 16,5% so với năm 2016), Việt Nam nhập siêu từ Mông Cổ 39,1 triệu USD (xuất khẩu 14,4 triệu USD; nhập khẩu là 53,5 triệu USD, tăng 36,1% so với năm 2016)

Mặt hàng chính làm giảm kim ngạch xuất khẩu là điện thoại và linh kiện (đạt 4,2 triệu USD, giảm 52,3%) và gạo (đạt 0,9 triệu USD, giảm 52,6%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác bao gồm: sản phẩm hóa chất, bột giặt, chất tẩy rửa ( đạt 2,9 triệu USD); bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc (2,1 triệu USD); rau quả (chủ yếu dưa chuột muối, đạt 1 triệu USD).

Mặt hàng chính làm tăng kim ngạch nhập khẩu là: sản phẩm kim loại (đồng thỏi, chiếm 99,6%, tăng 40,3% so với năm 2016); các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch nhỏ gồm: chế biến thực phẩm khác: 119 ngàn USD; nguyên phụ liệu dệt may và da giày (chủ yếu là da sống, da thuộc, sừng, gạc, móng guốc, móng, vuốt, mỏ động vật) đạt 93 ngàn USD.

Nguyên nhân chính của việc hợp tác thương mại song phương còn khiêm tốn là do:(i) thị trường nhỏ và phân tán nên tiêu thụ thấp, các ngành sản xuất quy mô nhỏ nên nhu cầu cho các yếu tố đầu v ào cho sản xuất thấp; (ii) vận tải quốc tế có chi phí cao và thời gian dài do vị trí của Mông Cổ xa và nằm sâu trong lục địa nên phải đa phương thức vận chuyển và trung chuyển (trung chuyển qua Trung Quốc mất khoảng 10 ngày hoặc qua cảng Vladivostok của Nga mất đến 2 tháng); (iii) Hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Trung Quốc trong khi yếu thế về chi phí và thời gian vận chuyển; (iv)Quy mô các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Mông Cổ như chế biến da giày, dược phẩm, thuốc thú y, khai khoáng (dầu khí) còn nhỉ, dẫn đến quy mô thương mại gắn với đầu tư trực tiếp bị hạn chế; (v) Việt Nam đang tăng nhanh nhập khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô từ Mông Cổ nhưng do xuất phát điểm thấp nên tổng kim ngạch thương mại vẫn chưa thể hiện đúng tiềm năng của hai nước.

Hợp tác đầu tư

Công ty Mongol Food của Mông Cổ liên doanh với Công ty Chu Việt thành lập công ty ChuViet-Go có chức năng đầu tư, xuất nhập khẩu và thương mại, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống, du lịch. Theo thỏa thuận, phía Monggol Food sẽ giới thiệu và bán sản phẩm cà phê, phở tại một nhà hàng ở Mông Cổ. Hai bên cũng thống nhất trao đổi trang thiết bị, công nghệ, quy trình sản xuất các sản phẩm cao xương ngựa tại Mông Cổ, xúc xích ngựa và một số thực phẩm khác; thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam – Mông Cổ thông qua hai Công ty Chu Việt Group và Mongol Food.

Công ty Monopole Pharmaceutical là liên doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và Mông Cổ. Trên nền tảng nguồn nguyên liệu sạch từ thảo nguyên Mông Cổ, các mặt hàng của Công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế GMP với dây chuyền sản xuất hiện đại, bao gồm: Bột chiết xuất xương ngựa Mông Cổ Mori, các sản phẩm từ sữa lạc đà và sữa dê sa mạc Gobi, sữa Yak…

[vc_custom_heading text=”II. Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Nông nghiệp

Là nền tảng của nền kinh tế, nông nghiệp tạo ra nhiều nguồn thu và việc làm cho Mông Cổ. Năm 2016, Cục Thống kê Quốc gia Mông Cổ (NSO) cho biết ngành này đã chiếm khoảng 13% GDP của Mông Cổ và trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng hơn một nửa trong số ba triệu người Mông Cổ.

Ngành chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi gia súc, dê, cừu, ngựa và lạc đà, và chiếm gần 83% sản phẩm nông nghiệp. Dê và cừu đóng góp vào các ngành chế biến lông và da trong nước. Theo Cục Thống kê Quốc gia, Mông Cổ có hơn 60 triệu đầu gia súc. Nông dân Mông Cổ trồng lúa mì, khoai tây và hạt cải dầu và đang thử nghiệm với nhiều loại cây trồng khác, tìm kiếm những loại cây trồng có thể sinh lợi trong mùa hè ngắn và tương đối khô của Mông Cổ.

Ngành mỏ

Đối với nền kinh tế Mông Cổ, ngành mỏ chiếm 50% tổng sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp. Năm 2002, ngành này chiếm gần 33% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm của ngành mỏ như than, đồng, uranium, vonfam, modyplenum và phân lân.

Xây dựng

Tổng dân số của Mông Cổ chỉ hơn 3,1 triệu dân, 55% trong số đó sống ở các đô thị, tạo ra nhu cầu về thị trường nhà cửa lớn. Các ngành công nghiệp du lịch, dịch vụ và các ngành tăng trưởng đóng góp lớn nhu cầu xây dựng. Vào giữa năm 2003, ngành xây dựng tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là xây dựng các chung cư, các cửa hàng, siêu thị và các khách sạn nhỏ. Ngành xây dựng của Mông Cổ cần các chuyên gia và kỹ thuật chuyên về các lĩnh vực bê tông, phương pháp làm thông gió và lắp đặt điều hoà không khí…

Cơ hội kinh doanh tin học phần cứng

Hàng năm, Mông Cổ nhập khẩu hơn 5.500 máy tính. Từ năm 1996, một vài công ty nhập khẩu linh kiện và cấu kiện lắp ráp máy tính ở Mông Cổ. Hiện nay, hàng năm Mông Cổ nhập 4.000 loại máy tính được lắp ráp trước. Những thương hiệu như Dell và HP của Mỹ chiếm 33% thị trường này.

Thị trường máy tính đã qua sử dụng và cho thuê thiết bị máy tính cũng tồn tại ở đây. Thị trường điện thoại di động cũng chiếm thị phần lớn tại Mông Cổ. Hai doanh nghiệp tư nhân tại Mông Cổ đã tạo ra mạng điện thoại di động và dự kiến mạng sẽ phủ khắp toàn quốc trong 3 năm tới. Thương hiệu Nokia, Errisson và Motorola là những loại điện thoại bán chạy nhất tại đây.

Cơ hội kinh doanh phần mềm

Thị trường phần mềm ở Mông Cổ với chi phí thấp. Nhiều doanh nghiệp từ Nhật, Ấn Độ, Úc và liên minh Châu Âu đã ký hợp đồng với Mông Cổ. Tuy nhiên ngành này còn một số điểm yếu:

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều mâu thuẫn;

Thiếu vốn đầu tư phần cứng và phần mềm;

Thiếu chứng chỉ quốc tế về hệ thống điều hành đang được sử dụng;

Thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án và marketing.

Để đối phó với những điểm yếu trên, Mông Cổ đã tạo ra một ngành công nghiệp cung cấp các dịch vụ viết phần mềm chất lượng, xử lý dữ liệu và các dịch vụ phần mềm. Mông Cổ phát triển chủ yếu phần mềm cơ sở dữ liệu và phần mềm kế toán. Mặc dù không có chứng nhận chính thức, Mông Cổ tạo ra các chương trình quản lý tài chính của thành phố và toàn quốc cũng như các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và các giao dịch ngân hàng. Họ cung cấp dịch vụ này cho những đơn vị sử dụng phần mềm của các công ty quốc tế tại Mông Cổ.

[vc_custom_heading text=”III. Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Chính sách thuế, và thuế suất

Hải quan Mông Cổ thu 15% thuế GTGT đối với các mặt hàng nhập khẩu.

Quy định về bao bì, nhãn mác

Nhãn thực phẩm nhập khẩu phải được viết bằng tiếng Mông Cổ và có thể bao gồm thông tin tiếng Nga hoặc tiếng Anh. Chỉ có pháp nhân đăng ký hợp pháp tại Mông Cổ mới được phép nhập khẩu thực phẩm. Nhà xuất khẩu phải ký thỏa thuận với một nhà nhập khẩu Mông Cổ đáp ứng được yêu cầu quản lý chất lượng và tiêu chuẩn về nông nghiệp, thực phẩm và sức khỏe. Cục Giám sát xuất nhập khẩu, Tổng cục Thanh tra chuyên ngành (GASI): +976 51 264147.

Tập quán kinh doanh

Quan hệ kinh doanh tại Mông Cổ chủ yếu là quan hệ cá nhân. Người Mông Cổ chỉ muốn làm ăn với các đối tác cũ. Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các nhà đầu tư phải thiết lập và duy trì mối quan hệ gần gũi với các đối tác Mông Cổ và với các tổ chức liên quan của Chính phủ.

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Thủ tục đăng ký kinh doanh ở Mông Cổ khá đơn giản nhưng minh bạch. Đối với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp hữu hạn một thành viên, thủ tục đăng ký được tiến hành tại Văn phòng ngoại thương và đầu tư nước ngoài (FIFTA). FIFTA có thể đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh với tổng số vốn đầu tư từ 10.000 USD trở lên. Đối với các liên doanh giữa doanh nghiệp Mông Cổ và doanh nghiệp nước ngoài, công ty liên doanh phải nộp đơn xin đăng ký và hợp đồng liên doanh. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin về hoạt động của họ trong thư xin đăng ký. Luật đầu tư nước ngoài của Mông Cổ không yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải có đối tác liên doanh Mông Cổ mà họ có thể hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Chi phí xin giấy phép đăng ký kinh doanh là 12USD. Các công ty liên doanh phải đăng ký tên công ty với Văn phòng Đăng ký của Tổng Cục thuế để đảm bảo không có công ty nào trùng tên. Để trở thành pháp nhân tại Mông Cổ, công ty phải có được bản chấp thuận cuối cùng từ Tổng Cục thuế. Tổng Cục thuế yêu cầu các nhà đầu tư phải có đầy đủ các thủ tục sau:

+ Một bản đầy đủ của Hợp đồng liên doanh được ký giữa các bên;

+ Chứng nhận đăng ký kinh doanh của FIFTA;

+ Bản kế hoạch phân chia cổ tức giữa các bên đã được công chứng;

+ Số tài khoản tiền Mông Cổ và tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng trong nước được liên doanh mở;

+ Một bản copy hộ chiếu của người đại diện công ty nước ngoài;

+ Chứng nhận trong đó chỉ rõ tổng số vốn của Công ty nước ngoài tại nước sở tại; Phê duyệt của cơ quan quản lý địa phương nơi công ty liên doanh đặt tại đó.

+ Người đăng ký có thể phải nộp một số các chứng từ khác và nộp thêm tiền tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

[vc_custom_heading text=”IV. Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam
Địa chỉ: Khu Ngoại giao đoàn số 6, Vạn Phúc, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024-38453009
Fax: 024-38454954
Website: https://vnembassy-ulaanbaatar.mofa.gov.vn

Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (844) 22205518

Tại Mông Cổ

Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ
Địa chỉ: Enkhtaivny Urgun Chuluu 47 – C.P.O Box 670, Ulanbator, Mông Cổ
Điện thoại: +976 11 454 617
Fax: +976 11 458 923
Email: dsq.ulanbator@gmail.com, ulanbator@mofa.gov.vn
Website: https://vnembassy-ulaanbaatar.mofa.gov.vn