[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”NIU DI-LÂN” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”(Cập nhật tháng 8/2018)” font_container=”tag:h3|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Hồ sơ thị trường Niu Di-lân

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đánh giá tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:https%3A%2F%2Fngktmofa.sbs%2Fwp-content%2Fuploads%2F2018%2F08%2FHSTT-NZ.pdf||target:%20_blank|”]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Thông tin cơ bản

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Các ngành công nghiệp cơ bản: đóng góp 7% GDP (16 tỷ NZD), , trong đó, ,ông nghiệp (9 tỷ NZD), dầu mỏ & khai khoáng (3,2 tỷ NZD), dịch vụ hỗ trợ nông, lâm, ngư nghiệp (2 tỷ NZD), khai thác gỗ (1,5 tỷ NZD) là các lĩnh vực chính. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, các ngành công nghiệp cơ bản được coi là nền tảng của nhiều hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất khác.

Các ngành công nghiệp chế biến: đóng góp 10% GDP (23 tỷ NZD) và sử dụng khoảng 300 nghìn lao động. Xuất khẩu là hướng cơ bản tăng trưởng của khu vực chế biến. Các lĩnh vực chính gồm: chế biến thực phẩm và đồ uống (7,4 tỷ NZD – 30%), máy móc thiết bị (4 tỷ NZD – 17%), hóa chất (2,8 tỷ NZD – 12,5%), kim loại (2,6 tỷ NZD – 12%), gỗ và giấy (2,1 tỷ NZD – 9%).

Các ngành dịch vụ: đóng góp khoảng 53% GDP (khoảng 127 tỷ NZD) và sử dụng hơn 1,5 triệu lao động. Trong đó, khu vực dịch vụ, dịch vụ chuyên môn chiếm  15% (19 tỷ NZD), dịch vụ cho thuê bất động sản, xe ô tô chiếm 13% (16,4 tỷ NZD), xây dựng 11% (14 tỷ NZD), tài chính, bảo hiểm 10,6% (13,6 tỷ NZD), bán buôn 9,2% (11,8 tỷ NZD), bán lẻ 9,5% (11,2 tỷ NZD), giao nhận vận tải (9,7 tỷ NZD) là các lĩnh vực chính.

Thông tin về xuất nhập khẩu

Kim ngạch thương mại New Zealand giai đoạn 2016-2018 (năm tài chính kết thúc tháng 3):

Trong năm tài chính tính đến tháng 3 năm 2018, các đối tác thương mại hàng đầu của New Zealand xếp theo thứ tự là Trung Quốc (26,9 tỷ NZD), Úc (25,9 tỷ NZD), Liên minh châu Âu (22,2 tỷ NZD), Mỹ (17,3 tỷ NZD), Nhật Bản (8,1 tỷ NZD), Singapore (4,6 tỷ NZD). Kim ngạch hai chiều giữa New Zealand và ASEAN đạt 17,1 tỷ NZD, trong đó New Zealand xuất khẩu 7 tỷ NZD và nhập khẩu 10,1 tỷ NZD từ ASEAN.

Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của New Zealand gồm: sữa và các sản phẩm sữa (14,2 tỷ NZD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước); thịt và nội tạng (6,8 tỷ NZD, tăng 14%); gỗ (4,8 tỷ NZD, tăng 17%); trái cây (2,6 tỷ NZD, giảm 4%); rượu vang (1,7 tỷ NZD, tăng 6%); máy móc, thiết bị (1,7 tỷ NZD, tăng 5%).

Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của New Zealand gồm: phương tiện vận tải và phụ tùng (8,4 tỷ NZD, tăng 11%); máy móc, thiết bị (8,1 tỷ NZD, tăng 19%); xăng và các sản phẩm từ xăng  (5,5 tỷ NZD, tăng 26%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và thiết bị (4,7 tỷ NZD, tăng 12%); dệt may (2,4 tỷ NZD, tăng 1%); nhựa và sản phẩm nhựa (2,1 tỷ NZD, tăng 11%).

Trong cùng kỳ, Việt Nam là đối tác thương mại thứ 16 của New Zealand với kim ngạch thương mại đạt 1,8 tỷ NZD, sau các nước ASEAN khác là Singapore (thứ 6 – 4,6 tỷ), Thái Lan (thứ 8 – 3,9 tỷ), Malaysia (thứ 9 – 3,4 tỷ), Indonesia (thứ 13 – 2 tỷ). Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 940 triệu NZD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 884 triệu NZD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại-đầu tư:

Chủ trương về xuất khẩu/ưu tiên khai thác thị trường trong nước

Chương trình Nghị Sự Thương mại 2030 thể hiện rõ cam kết của Chính phủ đối với tự do thương mại với mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ là đưa mức phủ các FTA đối với 90% hàng hoá xuất khẩu vào năm 2030, tăng từ 53% hiện nay và sẽ đầu tư 91,3 triệu USD trong vòng 4 năm qua ngân sách để đạt được mục tiêu này. Chương trình Nghị sự Thương mại gồm 4 điểm chính: Tập trung phối hợp việc đàm phán và thực thi các FTA mục tiêu là 90% xuất khẩu hàng hoá của New Zealand được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) vào năm 2030; Giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan; Mở rộng các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư; và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

Chương trình nghị sự về Thương mại Tiến bộ và Phổ cập (PTFAA) nhằm mục tiêu đảm bảo các chính sách thương mại mới mang lại lợi ích cho tất cả người dân New Zealand.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên:  du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp và chế biến thực phẩm gồm: sữa, thịt, len và đồ uống, vận tải biển.

Các đối tác thương mại chính: Úc, Trung Quốc, Nhật bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU và ASEAN.

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh:

  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với rượu có hiệu lực kể từ 1/7/17 quy định trong Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang: Luật Chỉ dẫn Địa lý 2006 (GI ACT) và các quy định kèm theo tạo thành một bộ về Chỉ dẫn Địa lý bắt đầu thực thi vào cuối tháng 7/2017.
  • Chính sách Rút và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (BEPS) có hiệu lực từ 7/2018.

Các FTA chính hiện đang tham gia:

  • Các FTA đã ký và thực thi (09): Hiệp định Khu vực kinh tế với Australia (ANZ CER); Hiệp định FTA với Trung Quốc; Hiệp định FTA với Singapore; Hiệp định FTA với Úc và ASEAN; Hiệp định FTA với Malaysia; Hiệp định P4 (Brunei, Singapore, Chile, New Zealand); Hiệp định đối tác kinh tế (CEP) với Thái Lan; Hiệp định FTA với Hàn Quốc; Hiệp định CEP với Hồng Kông, Trung Quốc.
  • Các Hiệp định thương mại đã ký nhưng chưa thực hiện: Hiệp định CPTPP, FTA giữa New Zealand và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, Hiệp định thương mại chống hàng giả (ACTA), Hiệp định PACER Plus.
  • Các hiệp định thương mại đang đàm phán: FTA giữa EU và New Zealand, FTA giữa Ấn Độ và New Zealand, Hiệp định FTA với Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan, Hiệp định thương mại dịch vụ (TiSA), Hiệp định thương mại với Liên minh Thái Bình Dương gồm Mexico, Peru, Chile và Colombia. New Zealand cũng đang đàm phán nâng cấp Hiệp định FTA với Trung Quốc.
  • FTA đang chuẩn bị đàm phán với khối thương mại tự do Mercosur gồm Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất

Về chống bán phá giá và chống trợ cấp, Luật Thuế Bán phá giá và Chống trợ cấp 1998 và sửa đổi 2017 quy định việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. Luật này cơ bản được xây dựng trên cơ sở các quy định của WTO.  Cho tới nay, New Zealand đã áp dụng một số vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Hy Lạp, Nam Phi và Tây Ban Nha.

Về tự vệ, Luật Thương mại về các biện pháp tự vệ 2014 cho phép Bộ trưởng Thương mại và Người tiêu dùng ra quyết định áp thuế tự vệ tách riêng giữa mức tạm thời và mức cuối cùng nhằm đẩy nhanh tiến trình áp thuế. Luật cho phép gia hạn điều tra tự vệ từ 30 ngày lên 75 ngày làm việc. Luật cũng cho phép hoàn thuế tự vệ nếu điều tra cho thấy việc áp dụng biện pháp tự vệ là không cần thiết. Cho tới nay, New Zealand chưa áp dụng biện pháp tự vệ nào.

Hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại

Tiêu chuẩn 

Phần lớn các tiêu chuẩn của New Zealand là áp dụng tự nguyện. Các tiêu chuẩn bắt buộc liên quan đến hàng hóa trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, an toàn sản phẩm v.v…

New Zealand có hai bộ luật về an toàn sản phẩm là Luật Bảo vệ người tiêu dùng 1993 và Luật Thương mại công bằng 1986. Luật Thương mại công bằng trao thẩm quyền cho Bộ trưởng phụ trách vấn đề Người tiêu dùng kiểm soát hàng hóa không an toàn như đặt ra tiêu chuẩn bắt buộc cho hàng tiêu dùng, cấm hàng tiêu dùng không an toàn, bắt buộc triệu hồi hàng tiêu dùng không an toàn v.v.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng đối với hàng hòa và dịch vụ. Luật trao quyền cho người tiêu dùng đòi bồi thường khi sản phẩm không đạt chất lượng chấp nhận được.

Hiện có sáu tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm ban hành theo Luật Thương mại công bằng cho: xe tập đi cho trẻ em; quần áo ngủ đêm cho trẻ em; đồ chơi trẻ em; bật lửa; giường cũi và xe đạp.

New Zealand mới ban hành luật Bao bì thuốc lá tiêu chuẩn có hiệu lực từ ngày 14 tháng 3 năm 2018 quy định màu sắc, hình ảnh giống nhau in trên bao thuốc lá đối với tất cả các nhãn hiệu. Quy định này bị các hãng thuốc lá lớn trên thế giới cáo buộc là vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ.

Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật (SPS)

New Zealand quy định rất nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe người, động vật và thực vật. Các sản phẩm bị coi là tiềm ẩn rủi ro cao phải trải qua quy trình đánh giá rủi ro toàn diện gọi là “Tiêu chuẩn y tế đối với sản phẩm nhập khẩu” – Import Health Standard (IHS) trước khi nhập khẩu.

Quy trình nhập khẩu thực phẩm vào New Zealand phải thông qua 7 bước:

  1. Đăng ký nhập khẩu thực phẩm tại tsw.govt.nz;
  2. Thông quan và nộp thuế nhập khẩu;
  3. Xin chứng nhận an toàn sinh học của MPI;
  4. Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với một số loại thực phẩm theo quy định của MPI;
  5. Nộp các thông tin cần thiết như hóa đơn, vận đơn và các hồ sơ, tờ khai khác;
  6. Lấy mẫu, kiểm hóa, xét nghiệm thực phẩm; và
  7. Nhận giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi phân phối trên thị trường.

Luật An toàn Sinh học 1993:quy định nhà nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn về y tế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu nói chung (IHS) nhằm đảm bảo rằng hàng nhập khẩu, sản phẩm từ động, thực vật, thực phẩm không chứa các sinh vật gây hại trước khi được cấp chứng nhận đảm bảo an toàn sinh học đối với hàng hóa đó.

New Zealand không cấp IHS cụ thể đối với rượu vang, tuy nhiên, với rượu và đồ uống có chứa thành phần từ động vật (như rượu vang được tinh chế sử dụng các sản phẩm trứng, sữa, cá), nhà nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu trong IHS cho từng thành phần đó.

Luật Thực phẩm 2014: quy định mua bán thực phẩm và đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe người dân. Phần III của Luật Thực phẩm quy định chỉ cho phép nhập khẩu thực phẩm để bán nếu nhà nhập khẩu: i) đăng ký trực tiếp; hoặc ii) thông qua một nhà nhập khẩu đã đăng ký.

Ngoài ra, tất cả thực phẩm tiêu thụ tại thị trường New Zealand phải tuân thủ Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia và New Zealand.

– Sở hữu trí tuệ

New Zealand là thành viên của Hiệp định Nice, Nghị định thư Madrid và Hiệp ước Singapore về Luật Thương hiệu. Mục tiêu chính sách của New Zealand về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) là cân bằng giữa lợi ích của người nắm quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích của toàn xã hội. Các quy định hiện hành của New Zealand gồm: Luật Sáng chế 2013, Luật Thương hiệu 2002.

– Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện.

Trong khuôn khổ WTO, New Zealand có 9 vụ kiện với tư cách nguyên đơn với Hungary, EC, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Indonesia, Úc; và 42 vụ kiện với tư cách là bên thứ ba.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Theo thống kê của Cơ quan Thống kê New Zealand, kim ngạch thương mại New Zealand – Việt Nam giai đoạn 2015-2018 (năm tài chính kết thúc tháng 3) như sau:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand (số liệu thống kê năm 2017) gồm: Điện thoại các loại và linh kiện (168,4 triệu USD, chiếm 36,7%), Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (56,2 triệu USD, 12,3%), Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (29,6 triệu USD, 6,5%), Hạt điều (28,7 triệu USD, 6,3%), Giày dép các loại (28,6 triệu USD, 6,2%), Gỗ và sản phẩm gỗ (26,9 triệu USD, 5,9%), Hàng dệt, may (19,4 triệu USD, 4,2%), Sản phẩm từ chất dẻo (11,2 triệu USD, 2,4%), Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ (5,2 triệu USD, 1,1%), Cà phê (2,4 triệu USD, 0,5%).

Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ New Zealand (số liệu thống kê năm 2017): Sữa và sản phẩm sữa (285,4 triệu USD, chiếm 56,8%), Gỗ và sản phẩm gỗ (60,8 triệu USD, 12,1%), Hàng rau quả (31 triệu USD, 6,2%), Phế liệu sắt thép (26,5 triệu USD, 5,3%), Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (21,3 triệu USD, 4,2%), Sắt thép các loại (6,2 triệu USD, 1,2%), Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (6,1 triệu USD, 1,2%), Sản phẩm hóa chất  (4,6 triệu USD, 0,9%).

Đầu tư

Tính đến tháng 6 năm 2018, New Zealand có 32 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 102,79 triệu USD, đứng thứ 45/110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, vốn FDI của New Zealand tại Việt Nam tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 9 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 47,89 triệu USD; đứng thứ hai là lĩnh vực giáo dục và đào tạo với 02 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 33,44 triệu USD; đứng thứ ba là lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản với 02 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,8 triệu USD…

New Zealand đầu tư vào 9/63 tỉnh/thành phố Việt Nam, trong đó nhiều nhất là vào TP. HCM với 15 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 53,69 triệu USD; đứng thứ hai là Nam Định với 01 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 16,5 triệu USD; đứng thứ ba là Bình Định với 02 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,1 triệu USD, thứ 4 là Bình Dương với 05 dự án,  tổng vốn đầu tư đăng ký là 13,93 triệu USD.

Việt Nam có 08 dự án đầu tư sang New Zealand, với tổng vốn đăng ký là 30,32 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ… Vinamilk đầu tư 20% cổ phần (19,8 triệu USD) vào công ty sữa Miraka là một trong 11 công ty sữa hàng đầu tại NZ.

Các thỏa thuận song phương đã ký kết

  • Ủy ban hỗn hợp về hợp tác Kinh tế&Thương mại (JTEC) Việt Nam-New Zealand từ năm 2005, do Thứ trưởng Công thương hai bên đồng chủ trì đã họp được 5 phiên (phiên thứ 6 tổ chức tại Hà nội vào 8/2018).
  • Thư trao đổi công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ (2009);
  • Hiệp định Hàng không lần thứ nhất (2003) ký lại tháng 3/2015, New Zealand mở đường bay trực tiếp Auckland- TP HCM vào 6/2016 (5 tháng /năm cho tới nay).
  • Hiệp định khung về hợp tác giáo dục (2004), Hiệp định Hợp tác Giáo dục giai đoạn 2012 – 2015 (tháng 08/2015), Kế hoạch Hợp tác Chiến lược về giáo dục 2015-2017 (11/2015)…
  • Biên bản ghi nhớ trên các lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường (2010)
  • Thỏa thuận Hợp tác Chương trình Lao động kỳ nghỉ và đầu bếp (12/2011).
  • Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (2013)…
[vc_custom_heading text=”Đánh giá tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Nông nghiệp

Nông nghiệp, tỷ trọng có xu hướng giảm tương đối trong tổng kim ngạch, có triển vọng cho cả hai phía do nhu cầu và khả năng đáp ứng, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu (tăng cường xuất khẩu hàng đã qua chế biến để tránh rào cản, phát triển các ngành chế biến đồ uống và thực phẩm) kết hợp với hợp tác giữa hai chính phủ về mở cửa thị trường và hợp tác công nhận tương đương. Tăng cường các dự án hợp tác, kể cả đầu tư và vốn ODA ở giai đoạn đầu để tận dụng và tiếp nhận và trao đổi những kỹ thuật tiên tiến trong ngành nông nghiệp New Zealand.

Giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo, số lượng sinh viên theo học tại New Zealand khoảng 2.000 sinh viên trong đó phần lớn là du học tự túc, lượng du học theo học bổng của New Zealand hạn chế 15 sinh viên/năm, quan chức chính phủ học tiếng Anh từ 25-28 người/năm; du học sinh trao đổi đào tạo khoảng 20 sinh viên/năm; các ngành học đào tạo từ phổ thông và dạy nghề có khả năng tăng trưởng, các khóa đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề  từ các bộ, ngành, địa phương từ 6-8 khóa/ năm; khả năng hợp tác dưới hình thức cử giáo viên sang đào tạo tại Việt Nam và liên kết các trường nghề về nhu cầu tại thị trường nếu khai thác tốt sẽ gia tăng được lượng lao động có chuyên môn phù hợp sang thị trường.

Thương mại và dịch vụ

Thương mại và dịch vụ, mục tiêu kim ngạch hai chiều 1,7 tỷ USD vào năm 2020 là có thể đạt được nếu có sự đầu tư đúng mức vào thương hiệu, đổi mới cách thức xúc tiến thương mại, thích nghi phương thức thanh toán thích hợp hai bên, đẩy nhanh quá trình mở cửa thị trường đối với nông sản và quan trọng là chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng chế biến sâu và giá trị gia tăng cao gắn với thương hiệu. Khai thác các hoạt động dịch vụ thương mại thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Lao động

Lao động, theo hai Thỏa thuận (MOUs) về lao động kỳ nghỉ và lao động tay nghề đầu bếp ký từ năm 2010, hàng năm kể từ năm 2011, số lượng lao động kỳ nghỉ của ta được khai thác hết, không có số liệu thống kê về lao động tay nghề. Hiện New Zealand thiếu hụt lớn về lao động trong các ngành xây dựng và công nghệ thông tin.

Hàng không – du lịch

Hàng không – du lịch, từ tháng 6/2016, Hàng không New Zealand thực hiện đường bay thẳng từ Auckland đến TP. Hồ Chí Minh với tần suất ba chuyến/tuần (từ tháng 6 đến tháng 10) đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa hai quốc gia, trong đó đáng chú ý là việc gia tăng lượng khách du lịch cũng như cộng đồng doanh nhân và nhà đầu tư New Zealand đến Việt Nam nhiều hơn.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Để nộp đơn thông quan, nhà nhập khẩu phải đăng ký với Cục Hải quan để có Mã số Định danh Nhà nhập khẩu (an Unique User Identifier) và đăng ký với hệ thống thương mại điện tử được áp dụng đối với một số hàng hóa gồm sản phẩm nông nghiệp, hóa chất, thực phẩm và thuốc men, có thể phải có giấy phép nhập khẩu bổ sung hoặc đăng ký với các cơ quan liên quan của Chính phủ. (Để biết thêm chi tiết về quy định xuất nhập khẩu của New Zealand, xin vui lòng vào trang của Business NZ).

Chính sách thuế và thuế suất

Ở New Zealand có ba nhóm thuế gồm: thuế thu nhập; thuế hàng hóa và dịch vụ (GST); và các loại thuế khác. New Zealand không thu thuế lãi trên vốn.

Các luật liên quan đến việc thu thuế, tranh chấp thuế và các vấn đề liên quan được quy định trong Luật Quản lý thuế năm 1994 (the Tax Administration Act 1994 -TAA), được quản lý bởi Cục Thuế Nội địa (IRD). Hệ thống thuế hoạt động trên cơ sở tự thực thi, với các kiểm toán ngẫu nhiên hoặc có chủ đích của Cục Thuế Nội địa. Cục Hải quan New Zealand có trách nhiệm thu đối với thuế xuất nhập khẩu.

Chính quyền địa phương định mức thuế đối với chủ đất (mặc dù, các mức quy định không phải là thuế). Hơn nữa, các cơ quan khác nhau có thể áp đặt các khoản thu (về mặt kỹ thuật không phải là thuế), như phí bồi thường từ Tổng công ty bồi thường tai nạn (ACC) và các khoản thu hàng hóa (từ các ngành Nông nghiệp hay sản xuất cơ bản).

New Zealand ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 30 quốc gia, trong đó có Việt Nam, để giảm đánh thuế trùng và để khẳng định chắc chắn hơn cho người nộp thuế hoạt động trong khu vực pháp lý nước ngoài, các khoản thuế nhà thầu nước ngoài nói chung và thuế cư dân New Zealand có nguồn thu nhập từ các nước hoặc vùng lãnh thổ ngoài New Zealand.

Quy định về bao bì, nhãn mác

Ủy ban Thương mại New Zealand (UBTM) là cơ quan quản lý nhà nước về thực thi Đạo luật Thương mại Công (Đạo luật) bằng nói chung và các quy định về ghi nhãn hàng hóa nói riêng.

Nhãn hiệu hàng hoá có thể được đăng ký theo Luật Nhãn hiệu Thương mại 2002 (đối với hàng hóa và dịch vụ). Khi một thương hiệu được đăng ký, chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Bộ Ngành Công nghiệp cơ bản (MPI) thực thi Luật An toàn sinh học (the Biosecurity Act 1993) và Luật sinh vật mới (New Organisms Act 1996) để duy trì cơ sở nông nghiệp, quy định nghiêm ngặt kiểm soát nhập khẩu, các vật liệu có khả năng gây hại cho nông nghiệp, một số sản phẩm nhập khẩu cũng như các chất cơ nguy cơ gây hại.

Quyền sở hữu trí tuệ (IP)

Luật sở hữu trí tuệ New Zealand có sự kế thừa và tham khảo từ luật của Anh nhưng chịu ảnh hưởng theo quy định của Hiệp định TRIPS và nghĩa vụ trong WTO, gồm:

Bản quyền: Luật Bản quyền (The Copyright Act)

Bằng sáng chế: Luật Bằng sáng chế (the Patents Act 2013) thể hiện sự phù hợp của luật New Zealand so với các đối tác thương mại chính. Việc cấp bằng sáng chế cho phép chủ sở hữu để ngăn chặn người khác khai thác (ví dụ bằng cách sử dụng hoặc bán) một phát minh sáng chế trong 20 năm kể từ ngày cấp bằng sáng chế.

Kiểu dáng công nghiệp: Theo Luật (the Designs Act), thời hạn bảo hộ ban đầu là 5 năm, gia hạn lần hai cho 5 năm nữa. Kiểu dáng công nghiệp mới và ban đầu đăng ký dưới Designs Act 1953 nếu hình dáng, cấu hình, mô hình, hoặc đồ trang trí có sức hấp dẫn thị giác.

Chỉ dẫn địa lý (GI): Bộ Đổi mới Doanh nghiệp và việc làm (MBIE) là cơ quan nhà nước quản lý. Có hai loại GI có thể được đăng ký là GI New Zealand và GI nước ngoài. GI New Zealand đòi hỏi một số lượng lớn các thông tin hỗ trợ xác định các chỉ dẫn địa lý, trong khi đó, GI nước ngoài có thể được đăng ký tại New Zealand, nơi có một GI tương ứng được công nhận ở nước xuất xứ. Vì vậy, đăng ký GI  đơn giản và dựa trên các đăng ký tại nước xuất xứ.

Ngoài ra, còn có quy định về đăng ký Tên công ty, Tên miền, Chế tài giả danh hàng hóa, dịch vụ và Nhập khẩu song song liên quan tới các vấn đề về IPs.

Tập quán kinh doanh

New Zealand xếp hạng nhất trên 3/11 tiêu chí xếp loại: khởi sự doanh nghiệp, đăng ký tài sản, và vay vốn tín dụng. Doanh nghiệp New Zealand (98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ) khá quan tâm tới nhà cung cấp/ khách hàng và không ngại chi phí để gặp gỡ nắm bắt sản phẩm và tìm hiểu về đối tác trước khi ký hợp đồng, sẵn sàng tìm đại lý phân phối. Phương thức thanh toán thường là 100% trước khi giao hàng.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 22205425
Fax: +84 22 22205518

Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam
Tầng 5, 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: +84 4 3824 1481
Fax: +84 4 3824 1480
Email: newzealandembassy.hanoi@mfat.net.nz

Tổng Lãnh sự quán New Zealand tại TP HCM
Suite 804, Tầng 8, Tòa nhà Metropolitan,235 Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tel: +84 8 3822 6907
Fax: +84 8 3822 6905

Cục Xúc tiến Thương mại và Doanh nghiệp New Zealand
New Zealand Trade and Enterprises
Địa chỉ: Suite 804, Tầng 8, Tòa nhà Metropolitan,235 Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tel: +84 8 3822 6907
Fax: +84 8 3822 6905
Website: https://www.nzte.govt.nz

Tại địa bàn

Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand
Level 21 – Grand Plimmer Tower, 2-6 Gilmer Terrace, Wellington 6011
Phone: +64-4-473 5912   Fax: +64-4-4735913
Email: embassyvn.nz@gmail.com
Website: www.mofa.gov.vn

Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand (VTO)
Level 2, 90- 92 Dixon Street, Te Aro,PO Box 11095, Manners Street, Wellington 6142
Phone/Fax:  + 64 4 8033 775
Email: nz@moit.gov.vn
Website: www.moit.gov.vn; www.vietnamexport.com