10 giả thuyết đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

0
309
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Ngày 17/3/2020, Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu tài chính Trùng Dương (Đại học Nhân dân Trung Quốc) Phó GS Lưu Anh có bài viết phản bác lại “10 thuyết về mối đe đọa đối với nền kinh tế”, cho rằng dịch Covid-19 tác động tới nền kinh tế nặng hơn so với dịch SARS, buộc Trung Quốc phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay, tuy nhiên sức mạnh tổng hợp quốc gia và xu hướng phát triển kinh tế Trung Quốc không thay đổi. Dưới đây là tóm lược nội dung bài viết:

(1) Thuyết Chính phủ Trung Quốc không kiểm soát được tỷ lệ nợ: Mấy năm gần đây, tỷ lệ thâm hụt tài chính của Chính phủ Trung Quốc là 2,8%, thấp hơn mức trung bình quốc tế. Một số ý kiến cho rằng các biện pháp kích thích kinh tế có thể khiến tỷ lệ thâm hụt tăng lên 3% hoặc cao hơn. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều giải pháp khắc phục vấn đề này, trong đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng có đủ điều kiện, “bơm” 550 tỷ NDT (gần 79 tỷ USD) ra thị trường từ các khoản dự trữ dài hạn; mở rộng thích hợp quy mô trái phiếu địa phương chuyên biệt, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; hợp tác công tư… Tính đến cuối tháng 2/2020, quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 3.106,7 tỷ USD, giảm 1,2 tỷ USD so với tháng trước, dự trữ vàng đạt 62,64 triệu ounce, không thay đổi so với tháng trước. Nhìn chung, hoạt động ngoại hối của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm ổn định, tỷ lệ nợ của Chính phủ Trung Quốc được kiểm soát và tỷ lệ thâm hụt tài chính được cải thiện.

(2) Thuyết lạm phát vượt tầm kiểm soát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 5,4% trong tháng 1/2020, mức cao nhất trong 8 năm; giá thịt lợn tăng 135% trong tháng 2; tính trung bình 2 tháng đầu năm 2020, giá tiêu dùng tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc giá cả tăng chủ yếu do giá thịt lợn, rau tươi và các loại thịt khác tăng. Sau Tết Nguyên đán, nhu cầu về thịt giảm và Chính phủ đưa nhiều tấn thịt lợn đông lạnh dự trữ ra thị trường cũng khiến giá tiêu dùng giảm. PBOC gần đây tuyên bố tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ lành mạnh. Vì vậy giả thuyết tình hình lạm phát ngoài tầm kiểm soát sẽ không thành hiện thực.

(3) Thuyết tiêu dùng xã hội giảm mạnh: Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết, Dịp tết Nguyên đán, tổng lưu lượng hành khách của các hãng hàng không Trung Quốc giảm 70% so với năm trước, bất động sản gần như đóng băng trong tháng 2/2020: lượng giao dịch bất động sản của 27 tỉnh, thành đã giảm tới 80% so với tháng trước, nhiều thành phố hầu như không có giao dịch. Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc (khoảng 600 triệu người) sẽ không mất đi mà chỉ tạm ngừng, sau khi hết dịch bệnh việc tiêu thụ, ăn uống, giải trí sẽ bùng nổ. Ngoài ra, trong thời gian diễn ra dịch bệnh lại đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, các trò chơi, giải trí trực tuyến phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (Liên Hợp quốc), Trung Quốc là quốc gia có nguồn khách du lịch lớn nhất thế giới, với khoảng 150 triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc là rất lớn.

(4) Thuyết nền kinh tế suy giảm: trong tháng 2, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) giảm xuống thấp nhất trong lịch sử. PMI sản xuất giảm xuống 35,7% và PMI phi sản xuất giảm xuống 29,6%, cho thấy sự chậm lại của hoạt động sản xuất ngành chế tạo. Chỉ số đơn đặt hàng mới trong tháng 2 chỉ còn 29,3%, giảm 22,1 điểm phần trăm so với tháng trước. Nhiều người lo ngại rằng dịch bệnh sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đình trệ. Deutsche Bank cho rằng dịch bệnh đã kéo nền kinh tế Trung Quốc giảm 1,6 điểm phần trăm, xuống 4,6% trong quý I/2020 và nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm. Tuy nhiên, dịch bệnh tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc là hạn chế và dự kiến tác động đến tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ không vượt quá 0,5%.

(5) Thuyết Trung Quốc-Mỹ tách rời cục bộ: Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Milken (Mỹ) cho rằng, so với cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, dịch bệnh sẽ đẩy nhanh “sự tách rời” Mỹ với Trung Quốc. Mặc dù hai nước đã ký thỏa thuận thương mại vào ngày 15/1, lãnh đạo hai nước kêu gọi thực hiện Thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh xảy ra, thuyết tách rời vẫn được áp dụng: Bộ trưởng Thương mại Mỹ Rose nói rằng dịch bệnh sẽ giúp các công ty Mỹ tại Trung Quốc quay trở lại, hồi sinh ngành sản xuất Mỹ; Giám đốc Thương mại quốc gia Nhà Trắng Navarro còn cho rằng dịch bệnh tấn công Trung Quốc, Mỹ sẽ không hủy bỏ áp đặt tăng thuế quan đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, những cách tiếp cận trên là mơ hồ: trong 2 năm xảy ra cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, số doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc không giảm mà tiếp tục tăng, với hơn 68.000 công ty Mỹ có doanh thu hàng năm 600 tỷ USD tại Trung Quốc. Các công ty Mỹ đặt tại Trung Quốc vì Trung Quốc là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu, tới 90% sản phẩm Apple được sản xuất tại Trung Quốc. Trong số những nhà cung cấp này, họ có thể chuyển một hoặc hai công ty về Mỹ, nhưng không thể chuyển toàn bộ chuỗi công nghiệp về Mỹ. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại Trung-Mỹ đạt 750 tỷ USD; khối lượng thương mại và hợp tác kinh tế Trung-Mỹ chiếm tới 30%-40% tổng doanh thu thế giới. Nếu hai nền kinh tế tách rời thì sẽ không tìm được đối tác thương mại lớn nhất. Giải pháp tách rời có nghĩa là “tự sát”, “hại mình hại người”.

 (7) Thuyết các doanh nghiệp toàn cầu rút khỏi Trung Quốc: có những lo ngại dịch bệnh đẩy nhanh việc cách doanh nghiệp rời Trung Quốc. Trong những năm gần đây, một số công ty đã chuyển sang một số nước Đông Nam Á, nhưng phần lớn đều là doanh nghiệp thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường. Trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, để tránh những tác động bất lợi về thuế quan, nhiều công ty đã chuyển từ Trung Quốc đến một số nước Đông Nam Á, châu Phi. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng nhiều công ty chạy khỏi Trung Quốc do dịch bệnh là cường điệu: (i) Việc chuyển nhượng doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều tiền và các công ty đa quốc gia hoạt động tốt sẽ không chuyển các công ty khỏi Trung Quốc do dịch bệnh ngắn hạn (ngoại trừ những công ty hoạt động khó khăn, không bền vững); (ii) Sự phát triển của ngành công nghiệp hàm lượng cao đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ của hàng trăm nhà sản xuất trong ngành công nghiệp. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có đầy đủ các ngành công nghiệp; (iii) Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai sau Mỹ, nên không có công ty nào sẵn sàng từ bỏ thị trường Trung Quốc. Năm 2019, Trung Quốc đã bán ra 25 triệu xe ô tô, đây là thị trường ô tô lớn nhất và hứa hẹn nhất thế giới, vì vậy Tesla đầu tư 50 tỷ NDT vào Thượng Hải để sản xuất xe điện.

 (6) Thuyết các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản: Một số báo cáo khảo sát chỉ ra rằng không quá 15% doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sống sót trong 3 tháng. May mắn dịch bệnh được kiểm soát trong vòng 1 tháng. Chính phủ Trung Quốc và chính quyền địa phương đã đưa ra hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: giảm thuế phí, giảm tiền thuê mặt bằng, thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Dịch bệnh đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng, mang lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Đây là thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế kỹ thuật số. Chính phủ khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như 5G, dư liệu lớn, trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc cũng đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ NDT để phát triển nền kinh tế số.

(8) Thuyết chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ: Trung Quốc là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu; là quốc gia sản xuất và bán ô tô lớn nhất thế giới, một nửa ngành sản xuất của Vũ Hán là sản xuất ô tô; Trung Quốc cũng là nhà sản xuất nhiều loại nguyên liệu dược (API) chính, là nhà xuất khẩu thuốc generic lớn nhất thế giới. Ấn Độ sản xuất thuốc generic, nhưng 70% nguyên liệu thô để sản xuất thuốc generic lại nhập khẩu từ Trung Quốc; trong số 800 công ty chuỗi cung ứng của Apple thì có 290 công ty tại Trung Quốc, chiếm 36%. Việc đóng cửa các thành phố, đường phố, ngừng sản xuất và ngừng hoạt động đã ảnh hưởng đến việc sản xuất nhiều quốc gia; ngoài ra, hơn 100 quốc gia đã tăng cường kiểm tra người và hàng hóa từ Trung Quốc, trong đó có đóng cửa biên giới, ngừng cấp visa… Nhiều người lo ngại nếu dịch bệnh kéo dài vài tháng khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ. Thời gian déo dài dịch bệnh quyết định tác động đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, là quốc gia có các hình thức sản xuất hoàn thiện nhất trên thế giới, vị trí trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu là tương đối ổn định và sẽ không bị phá vỡ bởi cú sốc ngắn hạn.

(9) Thuyết về ngừng trệ ngoại thương, FDI: 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc thâm hụt thương mại 42,6 tỷ USD. Tuy nhiên đây chỉ là tác động tạm thời do dịch bệnh. Trung Quốc là quốc gia lớn nhất trong thương mại hàng hóa toàn cầu, là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 130 quốc gia, là quốc gia lớn thứ 2 về thương mại nhập khẩu và thương mại dịch vụ, thu hút FDI. Năm 2020 là năm đầu tiên Trung Quốc thực thi luật đầu tư nước ngoài. Sự mở rộng chưa từng có của ngành tài chính ra thế giới chắc chắn là cơ hội lịch sử cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.

(10) Thuyết về suy thoái ngành chế tạo toàn cầu: là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc chiếm 25% tổng số thế giới. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành sản xuất toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái. Đầu tiên là ngành công nghiệp ô tô. Một tài liệu của Bắc Kinh Benz chỉ ra rằng nếu 19 nhà máy tự động của công ty ở Thiên Tân không thể khôi phục sản xuất sớm nhất, sẽ đối mặt với khoản lỗ 400 triệu NDT/ngày; gần 60% hàng xuất khẩu của Trung Quốc là các sản phẩm cơ khí và điện, với quy mô 10 nghìn tỷ NDT; Trung Quốc còn là thị trường thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, xuất khẩu một lượng lớn các sản phẩm trung gian. Nếu các công ty Trung Quốc không sản xuất sẽ ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu. Từ góc độ tiêu thụ năng lượng, Trung Quốc nhập khẩu hơn 200 triệu tấn/năm. Do dịch bệnh, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ước tính nhu cầu dầu trong năm sẽ tăng 825 nghìn thùng/ngày, tăng 1,2 triệu thùng/ngày. Gần đây giá dầu quốc tế đã giảm hơn 30%, WTI và Brent đều giảm xuống hơn 30 USD/thùng. Giá dầu giảm có lợi cho các ngành công nghiệp hạ nguồn và kiềm chế lạm phát.

Để giảm thiểu thấp nhất đối với nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương (trừ Hồ Bắc) song song với phòng chống dịch bệnh, đẩy nhanh khôi phục sản xuất; đưa ra hàng loạt các giải pháp. Tính đến ngày 3/2, 27 tỉnh, thành, khu tự trị của Trung Quốc đã ban hành 137 văn bản để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế các địa phương; kể từ tháng 3/2020, gần 30 tỉnh, thành trên cả nước đã được đầu tư hàng chục nghìn tỷ NDT cho cơ sở hạ tầng; Ngân hàng Trung ương đã nhanh chóng bơm vào thị trường 1,7 nghìn tỷ NDT thanh khoản và các tổ chức tài chính đã hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã cung cấp hàng trăm tỷ NDT để hỗ trợ tài chính, cũng như giảm thuế, phí, an sinh xã hội, giảm lãi suất… Do đó, tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế chỉ là tạm thời, xu hướng tích cực dài hạn phát triển nền kinh tế không thay đổi. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể phải điều chỉnh, nhưng sức mạnh tổng hợp quốc gia và xu hướng phát triển lâu dài của nền kinh tế của Trung Quốc không thay đổi.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here