Xuất khẩu sản phẩm công nghệ gia tăng

0
47
Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu ngành công nghệ có dấu hiệu khởi sắc và nếu thị trường thế giới ấm dần, đây là ngành tiềm năng của Việt Nam. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu ngành công nghệ có dấu hiệu khởi sắc và nếu thị trường thế giới ấm dần, đây là ngành tiềm năng của Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu ngành công nghệ có dấu hiệu khởi sắc và nếu thị trường thế giới ấm dần, đây là ngành tiềm năng của Việt Nam. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Thông tin doanh thu xuất khẩu dịch vụ công nghệ của  Tập đoàn FPT cán mốc 1 tỉ USD là một nét son trong bản đồ xuất khẩu năm nay. Con số này cao gấp 2 lần trong 3 năm qua của chính doanh nghiệp (DN) này. Đáng chú ý, 50% tổng doanh thu của DN đến từ chuyển đổi số – tăng gần gấp 6 lần trong 5 năm qua. Cụ thể, tăng trưởng của DN tập trung tại các công nghệ mới, như dịch vụ đám mây chiếm đến 40% doanh thu dịch vụ chuyển đổi số, AI – phân tích dữ liệu chiếm 12%…

Năm 2023, FPT cũng là DN thực hiện loạt thương vụ mua bán sáp nhập, hợp tác với các đối tác lớn đến từ Mỹ, Pháp. Nhờ vậy, FPT nâng cao năng lực trong các mảng mới của công nghệ cao về dữ liệu, đám mây, IoT (internet vạn vật), AI, phần mềm nhúng, các giải pháp thông minh, đặc biệt bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tại Tọa đàm “Chuỗi giá trị chip và cơ hội cho Việt Nam” mới đây, PGS-TS Nguyễn Đức Minh (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết phần thiết kế đóng góp 50% giá trị gia tăng cho chuỗi bán dẫn; khâu sản xuất đóng góp 24% và đóng gói chiếm 6%.

Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) nhận xét việc một tập đoàn công nghệ phần mềm trong nước có doanh thu xuất khẩu dịch vụ công nghệ thu về 1 tỉ USD trong năm khó khăn này là một “chỉ dấu” cho thấy trong tương lai sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao là xu hướng, cơ hội cho Việt Nam.

“Từ trước đến nay, kim ngạch xuất khẩu của chúng ra vẫn nặng về gia công. Gia công hàng hóa là vật chất từ hàng điện máy, điện tử đến dệt may, da giày… Tuy nhiên, với nhu cầu và biến chuyển của thị trường thế giới, muốn phát triển trở nên giàu có và bền vững, phải làm được hàng có hàm lượng chất xám cao”, ông Chinh cho hay.

Trong thực tế, với các nước đang phát triển, xuất khẩu hàng công nghệ khởi đầu vẫn lắp ráp, gia công; phần thiết kế vẫn còn rất khiêm tốn. Tuy vậy, với quãng thời gian làm gia công dài như thời gian qua, đã đến lúc chúng ta cần đẩy mạnh mảng thiết kế riêng, tìm cách xâm nhập chuyển đổi công nghệ để tăng tỷ trọng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Lúc đó kim ngạch xuất khẩu mới có sự đột phá được.

“Với những gì đang diễn ra trên thị trường toàn cầu, việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tăng tỷ trọng sáng tạo… là sự sống còn của nền kinh tế. Năm tới, đơn hàng áo quần, giày dép có thể giảm hoặc chững lại, nhưng mảng công nghệ, sản xuất xanh… có thể phục hồi tốt và có nhiều lợi thế hơn”, ông Chinh nói.

TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế tài chính cho biết, cơ cấu các nhóm hàng hóa xuất khẩu cũng có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, xuất khẩu ngành công nghệ có dấu hiệu khởi sắc. “Nếu thị trường thế giới ấm dần, đây là ngành tiềm năng của Việt Nam”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Ngọc Hà

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here