Vốn đầu tư của nước ngoài rút khỏi Trung Quốc

0
110
(https://news.cgtn.com)
(https://news.cgtn.com)

Thời gian gần đây, dư luận quốc tế cho rằng “vốn đầu tư của nước ngoài rút khỏi Trung Quốc”, thậm chí còn tỏ vẻ chắc chắn rằng Trung Quốc chịu nổi cú sốc kinh tế năm 2008 nhưng không vượt qua nổi năm 2022.

Theo “Báo cáo điều tra môi trường thương mại Trung Quốc năm 2022” của Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc cho biết, 58% doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc có doanh thu tăng trong năm 2021; Trung Quốc vẫn là một trong 3 nơi hấp dẫn đầu tư lớn nhất với 60% doanh nghiệp Mỹ có kế hoạch đầu tự trên thế giới trong thời gian này; 66% doanh nghiệp Mỹ dự kiến tăng vốn đầu tư tại Trung Quốc; 83% doanh nghiệp Mỹ không hề có ý định chuyển dịch sản xuất, mua sản phẩm khỏi Trung Quốc. Lấy ví dụ mặt hàng chất bán dẫn, 16 công ty sản xuất chip điện tử của Mỹ có thu nhập tăng đều mỗi năm tại Trung Quốc với con số doanh thu trong năm 2021 tăng hơn 32 tỷ USD so với năm 2019, biên độ tăng đáng kinh ngạc 46%, lượng sử dụng sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc lớn hơn sử dụng sản phẩm của Mỹ gấp nhiều lần.

Về bản chất mà nói, nhân tố cơ bản quyết định dòng vốn đầu tư từ ngoài vào là năng lực kinh doanh tạo lợi nhuận của nước sở tại và cũng là độ đàn hồi tốt của tăng trưởng kinh tế. Lúc này, kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển mới, bồi đắp và kích thích tiềm năng thị trường trong nước, phát huy ưu thế thị trường siêu lớn, cố gắng trở thành thị trường trung tâm thế giới có sức ảnh hưởng đáng kể, đặt hòn đá tảng quan trọng cấu trúc kết cấu mới của sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Nhìn từ quy mô kinh tế, Trung Quốc đã phát triển có tổng lượng kinh tế vượt hơn 100 nghìn tỷ NDT (năm 2021 đạt 114,4 nghìn tỷ NDT, tương đương 17,7 nghìn tỷ USD). Bình quân GDP đầu người đạt 12,5 nghìn USD, vượt hơn mức trung bình thế giới là 12,1 nghìn USD, thoát khỏi hàng ngũ quốc gia thu nhập thấp để vào nhóm các quốc gia thu nhập trung bình tiệm cận mức thu nhập cao, hình thành một thị trường siêu khổng lồ có tiềm năng to lớn nhất với tổng dân số 1,4 tỷ và cộng đồng thu nhập trung bình hơn 400 triệu người.

Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài đột phá ngưỡng nghìn tỷ NDT, đạt mức 1150 tỷ NDT là mức cao nhất của quy mô thu hút đầu tư từ trước đến nay. Theo số liệu Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, trong năm 2021, tỷ lệ sử dụng vốn nước ngoài trong thực tế bằng NDT của Trung Quốc tăng trưởng 14,9%, tính theo USD tương đương 173,48 tỷ USD, biên độ tăng trưởng 20,2%, cao hơn rất nhiều so với mức chung của thế giới. Từ đầu năm 2022 đến nay, thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vẫn giữ mức tăng ổn định, lượng vốn sử dụng thực tế trong Quý I/2022 là 379,87 tỷ NDT, tăng 25,6% so với cùng kỳ, trong đó các khu vực miền Đông, Trung, Tây sử dụng thực tế vốn nước ngoài có mức tăng trưởng lần lượt là 23,4%, 60,7% và 21,9%. 21 tỉnh, thành cả nước có lượng đầu tư từ nước ngoài được sử dụng thực tế có mức tăng trưởng 2 con số đã phản ánh niềm tin của dòng vốn từ nước ngoài đối với tiền cảnh tăng trưởng ổn định tại thị trường Trung Quốc, kết cấu vốn đầu tư từ đó không ngừng được chuyển dịch tối ưu hóa.

Xem xét phân theo lĩnh vực, dịch vụ hiện đại, chế tạo phụ trợ chất lượng cao, đặc biệt là ngành khoa học kỹ thuật cao vẫn là những ngành chủ lực thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, trong đó, ngành dịch vụ khoa học kỹ thuật cao có tỷ lệ tăng trưởng 57,8%, ngành chế tạo kỹ thuật cao 35,7%. Những con số này cho thấy mối quan hệ mật thiết với việc Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao, triển khai chiến lược phát triển khởi nghiệp linh hoạt, không ngừng tăng cường nâng cấp chuỗi giá trị chuỗi cung ứng sản xuất. Tiềm lực tiêu dùng của thị trường có quy mô khổng lồ, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống các ngành công nghiệp phân công đầy đủ, mạng lưới logistic tỏa khắp, môi trường kinh doanh không ngừng tối ưu hóa như Trung Quốc đã trở thành ưu thế cạnh tranh tổng hợp mà không quốc gia nào có thể có được như vậy.

Đương nhiên, trong ngắn hạn, việc thu hút đầu tư của Trung Quốc không phải là không tồn tại nhiều áp lực, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới vẫn lan rộng, phức tạp, xung đột Nga – Ukraine ngày càng căng thẳng dẫn đến chia rẽ địa chính trị và trào lưu chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cho vay, dẫn đến dòng vốn lưu hành trên toàn cầu thêm trở ngại. Liên hợp quốc dự đoán đầu tư xuyên quốc gia năm 2022 khó tăng trưởng cao, chuyển dịch chuỗi sản xuất quốc tế đã hiện ra những đặc điểm thích thị trường gần, bản địa hóa, khu vực hóa, dẫn đến cạnh trạnh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng diễn ra quyết liệt, môi trường quốc tế của việc Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài càng trở nên phức tạp, nghiêm trọng. Đồng thời, Trung Quốc cần theo dõi các động hướng mới chính sách các nước lớn như Mỹ, đem lại nhiều biến số cho kết cấu tận dụng đồng vốn nước ngoài của mình. Ví dụ, các Thượng nghị sỹ Mỹ gần đây đề xuất cái gọi là “Dự luật phòng ngự năng lực then chốt quốc gia” (NCCDA), nhằm vào xây dựng cơ chế thẩm tra mới việc Mỹ đầu tư ra bên ngoài, hạn chế đầu tư vào Trung Quốc trong các lĩnh vực khoa học công nghệ cao của Mỹ, bảo hộ năng lực sản xuất then chốt không chảy máu ra ngoài. Dự luật này một khi được thông qua có khả năng làm tăng thêm ảnh hưởng nặng nề của tư bản Mỹ đầu tư vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, các áp lực, thách thức trong ngắn hạn không thể thay đổi được xu thế lâu dài của tăng trưởng ổn định thu hút đầu tư nước ngoài; mở cửa vẫn là sự cải cách lớn nhất của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã ký kết 19 hiệp định mậu dịch tư do với 26 quốc gia và khu vực, cùng với việc tích cực xin gia nhập “Hiệp định quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) cũng như “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế số” (DEPA), RCEP sẽ thúc đẩy to lớn hơn tăng trưởng và tiến độ thu hút đầu tư trong khu vực. Cùng lúc này, Trung Quốc tăng tốc xây dựng “tiến trình đại thị trường thống nhất toàn quốc”, kích thích toàn diện tiềm lực thị trường thống nhất quy mô siêu lớn không chỉ làm thông suốt điểm nghẽn cố hữu đã kiềm chế sự tuần hoàn của nền kinh tế, thông qua hình thức cơ chế mở cửa tăng cường tính chủ động bố trí các tiềm năng cốt lõi của các nguồn tài nguyên chính trong và ngoài nước, cũng như thông qua hệ thống phân phối chuỗi giá trị toàn cầu mở cửa hai chiều ưu thế cạnh tranh tích lũy tài nguyên toàn cầu, từ việc tận dụng các ưu thế cạnh tranh giá thành của bản thân chuyển hướng sang việc tận dụng ưu thế tổng hợp dung hòa của thế giới, từ “toàn cầu hóa sân khách” chuyển sang “toàn cầu hóa sân nhà”, chiến lược phát triển từ “toàn cầu hóa bị động” chuyển hướng thành “toàn cầu hóa chủ động”, thúc đẩy chuyển dịch bền vững trọng tâm, trung tâm toàn cầu sang Trung Quốc.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here