Sau cuộc đàm phán giữa Đặc phái viên Trung Quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH) Lưu Chấn Dân và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Khí hậu John Podesta tại Mỹ, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí hợp tác triển khai các công nghệ giảm phát thải để kiểm soát và giảm phát thải khí mê-tan.
Các cuộc thảo luận chuyên sâu tập trung vào các lĩnh vực bao gồm chuyển đổi năng lượng, khí mê-tan và các loại khí nhà kính không chứa CO2 khác, nền kinh tế tuần hoàn, hiệu quả sử dụng tài nguyên, nạn phá rừng, bên cạnh các tỉnh, bang và thành phố có hàm lượng carbon thấp và bền vững, cũng như hợp tác trên các vấn đề đa phương liên quan đến thúc đẩy thành công COP29 ở Baku, Azerbaijan. Hai bên cũng chia sẻ kinh nghiệm về chính sách khí hậu và các hành động liên quan.
Cụ thể, sau cuộc gặp, hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác song phương và tiến hành xây dựng năng lực liên quan đến triển khai các công nghệ giảm phát thải, cũng như phát triển và cải thiện các hệ thống và tiêu chuẩn đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) tương ứng nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát và giảm phát thải khí mê-tan đáng kể trong những năm 2020.
Cả hai bên cũng quan tâm lưu ý đến Hệ thống ứng phó và cảnh báo khí mê-tan được Cơ quan quan sát phát thải khí mê-tan quốc tế của UNEP sử dụng. Họ cũng sẽ tham gia hợp tác kỹ thuật và xây dựng năng lực về các giải pháp đo lường và giảm phát thải các loại khí nhà kính không chứa CO2 khác, bao gồm N2O công nghiệp cũng như tiền chất ozone tầng đối lưu.
Hai bên dự định tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh về khí nhà kính mê tan và không CO2” lần thứ hai trong COP29.
Cả hai bên đều mong đợi Sự kiện cấp cao Mỹ-Trung về Hành động vì khí hậu địa phương, sẽ được tổ chức từ ngày 29-30/5 tại Berkeley.
Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải và Viện Khoa học Khí tượng Trung Quốc đã đưa ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, BĐKH khác với các vấn đề như phân tách thương mại và cạnh tranh giữa các cường quốc, đây trước hết là một vấn đề toàn cầu. Trung Quốc và Mỹ hiện đang hoạt động ở các cấp độ khác nhau trong một khuôn khổ chung. Hợp tác song phương có ý nghĩa rất lớn đối với việc quản lý khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Pháp gần đây cũng đã ban hành tuyên bố chung về đa dạng sinh học biển, trong đó có hợp tác về BĐKH. Điều này nhấn mạnh tác động toàn cầu đáng kể của sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực quản lý môi trường và khí hậu.
Thứ hai, BĐKH liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh cụ thể giữa hai nước, như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và tài chính xanh. Do đó, duy trì thái độ hợp tác trong việc giải quyết vấn đề BĐKH là rất quan trọng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Thứ ba, sự hợp tác ngoài CO2, metan và các khía cạnh khác ngày càng trở nên nổi bật, là điểm phát triển cho các công nghệ mới nổi trong tương lai. Thỏa thuận trong lĩnh vực này dự kiến sẽ là những điểm sáng mới trong hợp tác thiết thực sắp tới giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và địa phương giữa Trung Quốc và Mỹ trong tương lai.
Thứ tư, để giải quyết các triển vọng triển khai công nghệ giảm phát thải, Trung Quốc và Mỹ có thể cùng nghiên cứu và thúc đẩy các công nghệ liên quan, không giới hạn ở công nghệ năng lượng mới, công nghệ thu thập và lưu trữ carbon. Ngoài ra, việc thiết lập hoặc cải thiện hệ thống MRV sẽ nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của các hành động giảm phát thải khí mê-tan.
Thứ năm, Trung Quốc sẽ hợp tác với Mỹ trong nhiều dự án phát triển thiết thực hoặc quan trọng. Trong lĩnh vực giảm phát thải, có thể sẽ có các cuộc thảo luận về chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển./.