Trung Quốc thúc đẩy xây dựng: Quan hệ quốc tế kiểu mới; Xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại nhằm ứng phó với những thay đổi của cục diện thế giới

0
909

Tờ Tin tức tham khảo của Trung Quốc ngày 26/03/2018 đưa tin, trong Báo cáo tại Đại hội 19 Đàng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ: Hiện nay, tình hình bên trong và bên ngoài Trung Quốc đang có những thay đổi phức tạp sâu sắc. Phát triển của Trung Quốc vẫn đang trong thời kỳ chiến lược quan trọng, tình hình trước mắt vẫn đang vô cùng sán lạn, nhưng thách thức cũng vô cùng nghiêm trọng. Nhận thức một cách sâu sắc những đặc điểm chuyển biến phát triển của tình hình thể giới, nhận thức rõ về cơ hội và thách thức, sẽ có lợi cho việc đánh giá chính xác vị trí mới trong lịch sử của Trung Quốc, từ đó nắm chắc được thời kỳ cơ hội chiến lược cho sự phát triển của Trung Quốc. Bài viết này sẽ phân tích 10 xu thế phát triển lớn của chính trị thế giới trong thập kỉ sắp tới, giải đáp đối sách cho Trung Quốc nhằm ứng phó với sự biến đổi của cục diện thế giới trong tương lai.

  1. Mười xu hướng phát triển lớn của chính trị thế giới

Quan hệ giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Trong quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các nước lớn được coi là quan trọng nhất. Quan hệ giữa các nước lớn trong mười năm sắp tới sẽ càng phức tạp hơn. Các nước lớn (các nhóm nước) được nhắc đến ở đây bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ. Trong tương lai hành động của 6 quốc gia này sẽ được diễn ra chủ yếu ở 3 phương diện: Thứ nhất, giải quyết tốt các công việc nội bộ; Thứ hai, nỗ lực tạo mối quan hệ với các nước lớn khác; Thứ ba, thúc đẩy các chương trình nghi sự quốc tế của nước mình.
Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các nước lớn trong tương lai sẽ trở nên bất thường và phức tạp, mức độ liên kết phe nhóm không ngừng được đẩy mạnh. Đối với Trung Quốc, các mối quan hệ Trung – Nga, Trung Quốc – Châu Âu tổng thể sẽ tương đổi ổn định. Mối quan hệ tương đối khó giải quyết là ba cặp quan hệ Trung – Mỹ, Trung – Nhật, Trung – Ẩn. Trong quan hệ Trung – Mỹ, cùng với việc khoảng cách sức mạnh giữa hai nước đang được thu hẹp, Mỹ sẽ ngày càng trở nên lo lắng, phản ứng đối với Trung Quốc sẽ không còn được dễ chịu như trước. Cùng với việc tương đồng về sức mạnh, Mỹ sẽ ngày càng coi Trung Quốc là kẻ thách thức bá quyền của mình. Quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng trở nên khó xử lý.

Trong mối quan hệ Trung – Nhật, Nhật Bản có lẽ là đất nước khó chấp nhận sự trỗi dậy cùa Trung Quốc nhất trên thế giới, bởi vì, Nhật có hai loại tâm lý mà đất nước nước khác không có đối với Trung Quốc. Một là Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ngu ngốc. Hai là cảm giác phạm tội một cách sâu sắc. Cùng với sự vượt trội của Trung Quốc so với Nhật Bản trên mọi mặt, cảm giác phạm tội to lớn của Nhật khiến cho họ càng không thể tiếp nhận được hiện thực này.

Trong mối quan hệ Trung – Ấn, Ấn Độ tự nhận mình là bá chủ Nam Á, không muốn tiếp nhận sự thật về ảnh hưởng cùa Trung Quốc tại Ấn Độ Dương và Nam Á. Trung Quốc và Ấn Độ tồn tại tranh chấp biên giới. Sức mạnh tổng thể của Ấn Độ yếu hơn Trung Quốc nhưng với ưu thế bố trí lực lượng trên tuyến đầu khiến thái độ của Ẩn Độ đối với Trung Quốc hết sức mâu thuẫn. Ngoài ra, Trung – Ấn đều đang trong quá trình trỗi dậy, có tâm lý cạnh tranh chiến lược. Vì vậy, quan hệ giữa hai nước trong tương lai cũng sẽ tương đối phức tạp.

  1. Xu thế của thế giới “lưỡng siêu, đa cường”

Cục diện thế giới trong tương lai sẽ không duỵ trì trạng thái “nhất siêu, đa cường” như hiện nay, cũng sẽ không trở thành “Thế giới đa cực” như chúng ta mong đợi, càng không trở thành “Thế giới đơn cực” như Mỹ mong muốn, mà sẽ là cục diện “lưỡng siêu, đa cường”.

Phán đoán này được đưa ra vì 3 lý do dưới đây: Đầu tiên là địa vị “siêu cường” của Mỹ khó có thể lung lay. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ biến thành siêu cường duy nhất, sức mạnh tổng hợp luôn đứng hàng đầu, chi tiêu quân sự, tổng lượng kinh tế bằng hơn mười quôc gia khác đứng sau Mỹ cộng lại và cho đến giờ chưa có một quốc gia nào có thể sánh bằng. Tuy rằng tổng lượng kinh tế của Liên minh Châu Âu có thể so sánh với Mỹ, nhưng sức mạnh quân sự thì không thể so sánh cho nên Liên minh Châu Âu không thể trở thành “một cực” độc lập.

Thứ hai, Trung Quốc cũng đang dần trợ thành một “siêu cường”. Trải qua 40 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc vẫn giữ dưcrc tốc độ phát triển nhanh. Sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng mạnh, tổng lượng kinh tế vượt qua 60% tổng sản lượng kinh tế My. Xem xét tổng hợp tống lượng kinh tế và tốc độ tăng trương kinh tế Trung Quốc đang là nước duy nhât dần thu hẹp khoảng cách với Mỹ đồng thời khoảng cách giữa hai nước Trung – Mỹ và các quốc gia khác đang ngày một tăng lên, điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường thứ hai.

Thứ ba, một số quốc gia (nhóm nước) lớn vẫn sẽ giữ được vị thế cường quốc của mình. Đối với các nước như Nga, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ mà nói, dù những nước này không thể thu hẹp khoảng cách về sức mạnh kinh tế và sức mạnh tổng hợp của mình so với Trung Quốc và Mỹ, nhưng vẫn sẽ giữ được ưu thế so với các quốc gia khác. Nguyên nhân chính là vì các nước này đều có những ưu điểm và sở trường nổi bật của mình. Ví dụ như Nga vân giữ dược thế mạnh về quân sự, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân là lợi thế mà nhiều quốc gia không thể với tới; Liên minh Châu Âu và Nhật Bản vẫn giữ được những ưu thế nổi trội trong các lĩnh vực kinh tế, KHKT; Ấn Độ vẫn giữ được tiềm năng phát triển kinh tế nhanh của mình.

  1. Các nước mạnh bậc trung thể hiện vượt trội

Trong 10 năm tiếp theo, chúng ta cần coi trọng hơn tầm quan trọng của các quốc gia tầm trung như Việt Nam, Indonexia, I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ…

Việt Nam có gần 100 triệu dân. Điều này tạo cho Việt Nam có điều kiện dân số để tiến hành công nghiệp hóa. Việt Nam đã tiến hành cải cách ruộng đất. Đây là một mắt xích quan trọng trong quá trình hiện đại hóa. Sau cải cách ruộng đất, tài nguyên sẽ được phân phối công bằng, như vậy Việt Nam có điều kiện cơ bản để công nghiệp hóa.

Indonexia nằm ở trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khu vực Ấn – Thái. Đây là khu vực trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cùng với sự trỗi dậy của Trunạ Quốc và Ấn Độ, với tư cách là quốc gia nằm giữa hai đất nước này, chắc chắn Indonexia sẽ có được những lợi ích từ sự cạnh tranh và hợp tác cùa hai quốc gia này.

I-ran là một quốc gia có nền văn minh lâu đời, quy mô dân số và diện tích đất nước lớn; là một trong số ít quốc gia Hồi giáo có nền công nghiệp. Tình hình phát triển trước mắt đang rất tốt. I-ran sẽ tiếp tục phát huy vai trò trở thành một thế lực độc lập ở Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở khu vực nối giữa châu Âu và châu Á, là thành viên NATO, có vị thế đặc biệt ở Trung Đông. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là một người vô cùng có tham vọng, sẽ mang đến rất nhiều thay đổi cho khu vực Trung Đông.

  1. Phân hóa khu vực ngày một nghiêm trọng

Xét từ góc độ quan hệ quốc tế, trong mười năm tiếp theo tình hình phân hoá giữa các khu vực ngày càng trờ nên rõ nét. Bắc Mỹ và Úc sẽ vô cùng ổn định. Mâu thuẫn nội bộ của Châu Âu và Đông Á rất nhiều. Tuy vậy do năng lực quản lý của họ đều rất tốt nên vẫn sẽ giữ được sự ổn định. Trung Đông sẽ trở nên hỗn loạn hơn trước vì mâu thuẫn giữa phe Shiites và Sunnite trở nên gay gắt. Một biến số nữa là người Kurd, vấn đề giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Tình hình Châu Phi có thể sẽ có những chuyển biến tốt hơn, nhưng vẫn sẽ cần sự trợ giúp của các tổ chức cộng đồng quốc tế. Cục diện Mỹ – Latinh luôn có nhiều bất ổn, nhưng không có ảnh hưởng quá lớn đến bên ngoài. Tình hình tương lai của Nam Á phụ thuộc nhiều vào Ấn Độ, mà vấn đề lớn nhất trước mắt của Ấn Độ là mâu thuẫn giữa cơ cấu chính trị với cơ cấu xã hội hiện đại. Ấn Độ cần tiến hành cải tạo xã hội và cải cách ruộng đất, nhưng đây sẽ là một nhiệm vụ rất khó để hoàn thành.

  1. Thâm hụt ngăn sách trong vấn đề quản trị toàn cầu ngày càng lớn hơn

Trong mười năm tiếp theo, động lực phát triển kinh tế thế giới vẫn bị thiếu hụt. Giữa các quốc giá mới nổi va các quốc gia phát triển sẽ xuất hiện trò chơi thương mại tự do và thương mại công bằng. Ví dụ như các quốc gia mơi nổi như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ giương cao ngọn cờ tự do thương mại, yêu cầu mờ cửa thị trương; cac nước phát triển ngược lại giương cao ngọn cờ thương mại công bằng, nhấn mạnh tới mở cửa bình đẳng; các nước mới nổi và các nước đang phát triển một mặt nhấn mạnh tự do thương mại, một mặt nhấn mạnh thương mại công băng, ngoài mặt thì là sự tranh chấp về các quy tắc, nhưng thực ra là tranh chấp về mặt lợi ích.

Trong 30 năm qua, phát triển toàn cầu hóa vẫn luôn trên đà tăng tốc, nhưng trong 10 năm sắp tới toàn cầu hóa sẽ chậm dần, sẽ xuất hiện thâm hụt ngân sách trong vấn đề quản trị toàn cầu. Một mặt, một số vấn đề cũ của toàn cầu hóa sẽ vẫn tồn tại như phân hóa giàu nghèo, thiếu hụt tài nguyên, chủ nghĩa khủng bố v.v… Mặt khác, các vấn đề mới như vấn đề an ninh mạng, biến đổi khí hậu…cũng sẽ ngày càng rõ nét. Mỹ và Châu Âu vốn là lực lượng đóng góp chủ yếu cho quản trị toàn cầu, nhưng hiện nay nhu cầu về quản trị toàn cầu tăng lên, khả năng đóng góp của những nước này ngược lại giảm sút, dẫn đến xuất hiện vấn đê thâm hụt ngân sách trong vấn đề quản trị toàn cầu, trong tương lai vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Sự nâng cấp Khoa học kỹ thuật và ngành nghề được đẩy mạnh.

Trong lĩnh vực KHKT và ngành nghề, mỗi năm đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Trung Quốc tăng 15%. Nhưng Mỹ cơ bản là đình trệ. Trump thậm chí còn muốn cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực này. Về tổng thể, các nước trên thế giới đều không ngừng đầu tư vào khoa học kỹ thuật, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới sẽ không ngừng tăng lên. Các hình thức phục vụ mới không ngừng xuất hiện. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị, chúng ta có thể dự đoán 5 lĩnh vực chủ yếu là: các vật liệu mới, khoa học về sự sống, người máy, lượng tử và năng lượng mới. Có thể nói trong các lĩnh vực này Mỹ là nước làm tốt nhât, đứng hàng đầu. Trung Quốc đã bước vào đứng ở vị trí thứ 2 cùng với Nhật Bản và Châu Âu, thậm chí còn có ưu thế hơn so với các nước này. Vị trí thứ 3 thuộc về Ẩn Độ và Nga. Các quốc gia khác đứng ở vị trí thứ 4. Nhưng trong 10 năm sắp tới, Trung Quốc có thế sẽ vượt qua Nhật và Châu Âu, để cùng cạnh tranh với Mỹ về khoa học kỹ thuật và ngành nghề.

  1. Lĩnh vực cạnh tranh không ngừng tăng thêm

Cùng với việc con người không ngừng phát triển thêm những lĩnh vực mới, lĩnh vực cạnh tranh giữa các quốc gia cũng không ngừng tăng lên. Trong tương lai sẽ xuất hiện rất nhiều các lĩnh vực canh tranh quốc tê mới như internet, các cực (bắc cực, nam cực), vũ trụ, biển sâu. Có thể nói, ngoài những lĩnh vực lục, hải, không mang ý nghĩa truyền thống ra, các nước sẽ triển khai cuộc chơi trên 4 lĩnh vực mới này.

  1. Ổn định chính trị ngày càng khó khăn

10 năm tới, cái giá để các nước duy trì sự ổn định sẽ cao. Hiện nay các nước phương Tây đang phải đối mặt với vấn đề nổi bật là phân hóa chủ lưu, phân hóa dân túy và tinh hoa; Hiện tượng Trump và Brexit là biểu hiện của sự mâu thuẫn giữa dân túy và tinh hoa trong xã hội phương Tây. Tại cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016 đại diện cho phái hữu là Trump và đại diện cho phái tả là Bemard “Bemie” Sanders đều thu hút được sự quan tâm của mọi người. Qua bầu cử tại nước Anh và các nước châu Âu có thể thấy rõ được mâu thuẫn rất rõ ràng giữa các dân túy và tinh anh, tả và hữu, kinh tế thực và kinh tế ảo.

Các nước đang phát triển đa phần đều đang trong tiến trình đô thị hóa, mà đô thị hóa có thể sẽ mang đến những xung đột về chính trị. Các vấn đề như mở rộng tầng lớp trung lưu. Phổ cập giáo dục là các vấn đề mà hiện đại hóa nhất định phải giải quyết, nó đều tạo những áp lực lên chính trị. Ngoài ra còn có những ảnh hưởng từ internet. Internet mang đến cho con người 2 thế giới, một là thế giới thực tại, hai là thế giới ảo. Trong thế giới ảo có rất nhiều những thứ cực đoan, con người khi say mê thế giới ảo này rất dễ trờ nên cực đoan.

  1. Xung đột giữa các nền văn minh

Mười năm tiếp theo, chính trị thế giới sẽ xảy ra xung đột giao thoa giữa các nền văn minh bên trong với bên ngoài. Xung đột văn minh bên trong chủ yếu tập trung ờ Châu Âu vì dân tị nạn tập trung ờ đây ngày càng nhiều, điều này sẽ dẫn đến sự phản ứng của xã hội. Mỹ cũng sẽ xuất hiện vấn đề xung đột văn minh nội bộ nhưng có thể kiêm soát được. Xung đột văn minh với bên ngoài sẽ thể hiện chủ yếu giữa thế giới phương Tây và thế giới Đạo Hồi.

  1. An ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp

Vấn đề an ninh phi truyền thống liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Nhưng trong mười năm tới vấn đề này sẽ trớ nên nghiêm trọng hơn như: di dân, vấn đề dân tị nạn, chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu…Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác, xu thế phát triển khác nhau, về phương diện tư tưởng xã hội, xu thế cực đoan hóa tương đối rõ nét. vấn đề an ninh lương thực đỡ áp lực hơn, dựa vào kĩ thuật trồng trọt và đất canh tác hiện nay, trái đất có thể nuôi dường 15 tỉ người, số người trên trái đất hiện nay là 7,6 tỉ người, theo lý thuyết sẽ không tồn tại vấn đề đói ăn ở đây, nhưng trên thực tế thì có 860 triệu người vẫn không đủ ăn, chủ yếu tập trung ở châu Phi và Mỹ Latinh. Đây là minh chứng cho sự thất bại của quản trị toàn cầu.

Những năm gần đây Trung Quốc cũng đã bắt đàu chủ động tham gia vào quản trị toàn cầu. Trung Quôc là một quốc gia có năng lực hành chính siêu mạnh, năng lực xử lý vấn đề còn mạnh hơn. Cùng với sự đề cao mức độ tham gia của Trung Quốc vào quản trị toàn cầu, vấn đề an ninh lương thực cũng sẽ dịu đi. Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên hiện nay vẫn rất khó để đưa ra nhận định. Chúng ta chỉ có thể thấy được hai xu thế cùng tồn tại. Một mặt, công nghiệp hóa ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Phi sẽ dẫn tới làm tăng nhu cầu về tài nguyên, hoặc sẽ dẫn đến căng thẳng về tài nguyên. Mặt khác, với tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là sự tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc, có thể dần giải quyết vấn đề sử dụng tài nguyên. Hai xu thế này đang cạnh tranh nhau, chúng ta mong đợi tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái sinh sẽ cao hơn tốc độ tăng trưởng của nhu cầu sử dụng năng lượng.

  1. Quan niệm ngoại giao của Trung Quốc không ngừng đổi mới.

Đối mặt với xu hướng phát triển của cục diện chính trị thế giới hiện nay sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư tường chỉ đạo ngoại giao Trung Quốc bắt đầu chuyển từ giấu mình chờ thời sang lập nên công tích. Phong cách ngoại giao của Trung Quốc trở nên tích cực hơn, bắt đầu chủ động đề xướng các sáng kiến trong các vấn đề quốc tế; các quan niệm ngoại giao không ngừng đổi mới, ngày càng phong phú và chi tiết và có cái nhìn mang tính toàn cầu hơn.

Trong 05 năm trở lại đây, quan niệm ngoại giao Trung Quốc có thể phân thành hai tầng. Tầng thứ nhất là hướng đến toàn cầu, hướng đến tương lai, chủ yếu đưa ra 4 khái niệm: Xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới, kinh tế thế giới mở và mạng lưới đối tác toàn cầu kiểu mới. Tầng thứ hai là hướng đến các vấn đề cụ thể, đề ra quan hệ nước lớn kiểu mới trong quan hệ Trung – Mỹ; đưa ra quan niệm “thân, thành, huệ, dung” đối với các nước xung quanh còn nghi ngờ sự phát triển của Trung Quốc; đưa ra đường lối viện trợ đúng đắn với các quốc gia đang phát triển Châu Á Phi, Mỹ Latinh; đề ra quan niệm nghĩa – lợi đúng đắn, “cho người ta con cá không bằng dạy người ta cách bắt cá”, đi con đường khác với viện trợ kiểu phương Tây; đưa ra quan niệm an ninh mới về tình hình an ninh phức tạp của Châu Á hiện nay, gồm an ninh chung, an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác và an ninh bền vững. Ngoài ra còn có nhiều quan niệm cụ thể như quan niệm mới về vấn đề biển, an ninh tổng thể v.v…

Sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tham gia vào các vấn đề quốc tế một cách kiên định hơn với mục tiêu rõ ràng hơn. Mục tiêu của Trung Quốc là “xây dựng đồng thời”, đó là “thúc đẩy xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới và thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”. Trong tương lai Trung Quốc sẽ tham gia vào quản trị toàn cầu với một tâm thái cao hơn. Có thể nói, giai đoạn trước Trung Quốc đã tạo được thanh thể rất lớn khi đã thành lập AIIB, đưa sáng kiến “vành đai, con đường”. Việc quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại của Trung Quốc là thực hiện các sáng kiến, khái niệm, ý tưởng đã đề ra.

Tác giả:
Ông Kim Sán Vinh: Giáo sư Học viện quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc.
Ông Tôn Tây Huy: Nghiên cứu viên trợ lý Viện Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương và chiến lược toàn cầu thuộc Viện KHXH Trung Quốc.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here