khẩu của Trung Quốc tính bằng đô la Mỹ tăng 38,1% so với cùng kỳ, gần gấp đôi mức dự báo của các nhà kinh tế. Trong khi đó, xuất khẩu giảm 1,3%. Thâm hụt thương mại trong tháng 2/2017 của Trung Quốc lên tới 9,15 tỉ đô la Mỹ.
Tính chung cả hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc vẫn tăng 13,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng tình trạng nhập siêu chỉ là tạm thời, do kỳ nghỉ tết Nguyên đán năm nay rơi vào tháng 2/2017, các nhà máy dừng hoạt động để công nhân về quê nên lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc bị sụt giảm. Trong khi đó nhập khẩu tăng mạnh do Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng nguyên liệu như quặng sắt, đồng, than đá, dầu thô… phục vụ các chương trình xây dựng đô thị và cơ sở hạ tầng.
Dự báo cả năm 2017, Trung Quốc có khả năng vẫn xuất siêu khoảng 3.400 tỉ nhân dân tệ, bằng năm 2016, theo nhà kinh tế Tim Condon của Ngân hàng ING.
Thách thức lớn nhất của thương mại Trung Quốc hiện thời là sự bất định trong chính sách thương mại của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã nhiều lần lên án Trung Quốc hành xử thương mại không công bằng và đe dọa sẽ có biện pháp trừng phạt. Tân bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross và Chủ tịch hội đồng chính sách thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đều có quan điểm rất cứng rắn về thương mại với Trung Quốc.
Dù nhập siêu trong tháng 2/2017, nhưng với Mỹ, Trung Quốc vẫn xuất siêu gần 10,42 tỉ đô la – mức thặng dư hàng tháng thấp nhất trong ba năm qua.
Ông Văn Bình (Wen Bin), nhà nghiên cứu của Ngân hàng Minsheng ở Bắc Kinh nhận định, tuy bị thâm hụt thương mại trong tháng 2 nhưng nhập khẩu tăng cao chứng tỏ sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc đang phục hồi mạnh và thị trường quốc tế cũng có những dấu hiệu thuận lợi hơn các năm trước.
Nguồn: TBKTSG