Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada, Yang Yundong ra tuyên bố phản đối các điều khoản trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) giới hạn năng lực của Canada đàm phán thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, gọi đây là “hành động bá quyền”, “can thiệp trắng trợn và chủ quyền của nước khác”. Ông Yang Yundong nói: dù các nước khác áp dụng các hành động hạn chế thương mại chống Trung Quốc, Trung Quốc sẽ trước sau như một thực hiện mở cửa theo nhịp độ của mình và tiếp tục thực hiện hợp tác kinh tế, thương mại cùng có lợi và cùng thắng với các nước trên thế giới.
Được hỏi có bình luận cụ thể gì về các điều khoản trong thỏa thuận thương mại, đại diện sứ quán Trung Quốc đáp lại bằng các từ ngữ thận trọng, nói: chúng tôi lấy làm tiếc hành động của một nước can thiệp trắng trợn chủ quyền của nước khác. Chúng tôi cũng cảm thấy đáng buồn cho sự tự chủ kinh tế của một nước liên quan bị tổn hại. Mặc dù, không nói cụ thể nước nào trong tuyên bố, song người phát ngôn nói: bất cứ ai cũng có thể hiểu rõ thực chất của các câu nói này trong bối cảnh các tin tức gần đây về thỏa thuận thương mại USMCA và Mục 32.10.
Mỹ vẫn từ chối công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường mặc dù Trung Quốc đã tham gia WTO 17 năm. Canada và Trung Quốc đã tiến hành nhiều vòng đàm phán thăm dò về một thỏa thuận tự do thương mại, nhưng chưa đàm phán chính thức, và các quan chức Canada viện dẫn lý do là phải bận tâm vào thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ.
Theo một nhân nhượng trong USMCA, Canada sẽ có nghĩa vụ, khi được yêu cầu, phải cung cấp cho Mỹ các thông tin, nhiều đến mức có thể, về các mục tiêu đàm phán với một nước phi kinh tế thị trường; Mỹ và Mexico cũng có nghĩa vụ như vậy. Ít nhất 30 ngày, trước khi Canada ký một thỏa thuận với một nước như với Trung Quốc, Canada được yêu cầu cung cấp cho Mỹ có cơ hội để xem xét văn bản thỏa thuận và đánh giá các tác động đến USMCA. Sự nhân nhượng này của Canada cho Mỹ và Mexico quyền được rút khỏi USMCA trong vòng 6 tháng nếu Canada ký một thỏa thuận thương mại với một nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc.
Chính phủ tỉnh bang Ontario đã cáo buộc chính phủ Thủ tướng Trudeau làm tổn hại chủ quyền của Canada trong USMCA; Bộ trưởng Phát triển kinh tế Ontario, Jim Wilson nói: chúng tôi đặc biệt quan ngại là thỏa thuận này cưỡng chế Canada phải thông báo cho Mỹ bất cứ ý định nào đàm phán thương mại với một nền kinh tế phi thị trường. Hội đồng kinh doanh Trung Quốc Canada (CCBC) bày tỏ quan ngại, nói: mục 32.10 làm phức tạp bất cứ quyết định gì của Canada tiến hành đàm phán thương mại với Trung Quốc
Chính phủ Thủ tướng Trudeau muốn làm nhẹ tác động của mục 32.10 trong USMCA. Alex Lawrence, người phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Freeland nói: không có gì trong thỏa thuận này ngăn cản Canada làm sâu sắc quan hệ thương mại với các nước khác. Một quan chức cấp cao của chính phủ nói Chính phủ Canada tin rằng mục 32.10 tăng cường, củng cố Canada trong bất cứ cuộc đàm phán thương mại nào với Bắc Kinh, vì nó cho phép Canada từ chối, bác bỏ các đề nghị của Bắc Kinh có thể làm tổn hại đến các đối tác thương mại khác của Canada. Canada không nhân nhượng chủ quyền cho Washington; bất cứ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc về tự do thương mại sẽ được tiến hành thận trọng trong hoàn cảnh hiện nay Mỹ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Thỏa thuận này không ngăn cản được Canada có thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc, và tháng 11 tới Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau sẽ tổ chức cuộc hội đàm sơ bộ về kinh tế, thương mại với các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Tin từ ĐSQVN tại Canada (05/10/2018).