Trung Quốc mở rộng hợp tác khu vực thông qua “tuần hoàn kép”

0
391
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Cuối tháng 10/2020, Chính phủ Trung Quốc dự kiến công bố chi tiết “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025)”. Do đường lối quản trị của Chính quyền Bắc Kinh chủ yếu sử dụng phương thức “từ trên xuống” (top-down) nên kế hoạch này là cơ sở quan trọng để các chuyên gia về đánh giá về triển vọng trung hạn của nền kinh tế Trung Quốc. Thời điểm hiện tại, có 02 câu hỏi lớn nhất được dư luận đặt ra: Một là, Trung Quốc có đặt mục tiêu tăng trưởng cụ thể trong 5 năm tới hay không? (đặc biệt trong bối cảnh nước này đang có nguy cơ bị rơi “bẫy thu nhập trung bình”). Nhiều chuyên gia dự đoán, trong trường hợp đặt ra mục tiêu cụ thể lần này Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu thấp hơn nhiều so với “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13”.

Hai là, Trung Quốc dự kiến thiết kế chiến lược “tuần hoàn kép” như thế nào? Do tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục diễn biến khó lường, đặc biệt tình hình dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài “chảy” vào Trung Quốc. Vì vậy, chiến lược này trong ngắn hạn nhiều khả năng tập trung thúc đẩy tiêu dùng trong nước; trong giai đoạn trung và dài hạn tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, sử đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý.

Có thể hiểu, “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2020-2025)” cũng là “kim chỉ nam” để Trung Quốc đối phó với Hoa Kỳ. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, sự xuất hiện một cường quốc mới nổi sẽ khiến cho tình hình trở nên căng thẳng, cường quốc tại vị sẽ tìm cách bảo vệ không gian, lợi ích trước đối thủ tiềm tàng. Do vậy, trong thời gian tới, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lún sâu vào xung đột về mọi mặt (trong đó Hoa Kỳ tập trung kìm chế Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ – một trong những yếu tố tiên quyết quyết định năng lực sản xuất của một quốc gia).

Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định, nội dung “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” nhiều khả năng tập trung huy động nguồn lực vào lĩnh vực công nghệ chủ chốt, công nghiệp nặng mang tính chiến lược như sản xuất ô tô, máy báy; đóng tàu; năng lượng tái tạo thông qua việc cho vay lãi suất thấp hoặc giảm thuế doanh nghiệp. Về đối ngoại, Trung Quốc sẽ mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia, khu vực láng giềng để bù đắp một phần thiệt hại do “phân tách” với phương Tây. Để đẩy nhanh quá trình này, Trung Quốc đang thúc đẩy ký kết “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) (có sự tham gia của các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ).

Tuy nhiên, trong trường hợp Trung Quốc tăng cường năng lực tự chủ, nỗ lực trở thành trung tâm của khu vực và thế giới, Trung Quốc có thể đối mặt với … khó khăn sau: (i) Công nghệ không phải là lĩnh vực có thể “thu hoạch” trong thời gian ngắn; nói cách khác, các khoản đầu tư trong lĩnh vực này cần thời gian có thời gian để mang lại hiệu quả; (ii) Trung Quốc có thể thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực chiến lược trong nước; tuy nhiên, giá thành cho việc tự nghiên cứu, sản xuất thường cao hơn nhiều so với việc mua lại, tiếp nhận chuyển giao từ các đối tác nước ngoài. Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, điều này ảnh hưởng đến năng lực sản xuất, từ đó kìm hãm tăng trưởng của kinh tế./.

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here