Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại

0
104

Sau Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU, hai bên đã công bố tuyên bố chung khẳng định mong muốn kinh tế thế giới mở cửa cũng như ủng hộ mạnh mẽ cơ chế thương mại đa phương xoay quanh WTO và dựa trên những quy định chung. Trong bối cảnh Mỹ đang giương cao ngọn cờ « nước Mỹ trước hết » và triển khai chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc và châu Âu đã cùng gửi đi tín hiệu tích cực có tầm vóc rộng lớn này.

Chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đi ngược dòng lịch sử, và không ai có thể bước ra khỏi cuộc chiến thương mại mà không bị tổn thất. Đây là bài học mà chúng ta đã rút ra được từ những giai đoạn hỗn loạn. Chính bài học này đã thúc đẩy chúng ta phải xây dựng một trật tự thế giới dựa trên những giá trị căn bản là chủ nghĩa đa phương, sự tôn trọng các hiệp định, sự phối hợp tôn trọng lẫn nhau và tinh thần mở cửa. Những giá trị này là động lực cho phát triển và phồn thịnh của thế giới.

Lợi ích của các nước chưa bao giờ độc lập như ngày nay. Đòn đánh về hải quan của Mỹ đe dọa lợi ích không chỉ của các nước bị nhắm vào, mà còn của cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, bởi vì các cơ sở công nghiệp và chuỗi giá trị của Mỹ đang có mặt trên khắp thế giới sẽ phải gách chịu những cú đòn ngược lại. Trong cuộc chơi này, sẽ không có người thắng cuộc.

Trung Quốc, EU và Mỹ là ba trụ cột kinh tế của thế giới. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: « Khi trần nhà có nguy cơ sập, chính những người to lớn nhất phải lo chống đỡ». Trong bối cảnh thế giới đầy bất trắc hiện nay, quan hệ giữa Trung Quốc và EU đóng vai trò ổn định.

Chỉ bằng cách theo đuổi tự do mậu dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại, bằng cách thúc đẩy đàm phán để đi đến thỏa thuận về đầu tư giữa Trung Quốc và EU, bằng cách cùng làm việc để giải quyết những khó khăn trong thâm nhập thị trường thì chúng ta mới có thể mang lại niềm tin cho tất cả mọi người và mới có thể củng cố sự năng động của kinh tế thế giới.

Chỉ bằng cách tôn trọng các quy định hiện hành về thương mại thế giới, bằng cách cùng nhau làm việc để cải cách WTO và bằng cách xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mở thì chúng ta mới có thể tránh được sự hỗn loạn và ngăn chặn thế giới thoát khỏi rơi vào những hố sâu thẳm.

Chỉ bằng cách tạo ra sinh lực giữa sáng kiến « Những con đường tơ lụa mới » với những chương trình hạ tầng cơ sở và đầu tư vĩ đại của châu Âu thì những lợi ích thu được từ sự hợp tác chung của chúng ta mới có thể tỏa ra một cách tốt nhất đối với các nước thứ ba.

Dù cuộc tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đi đến đâu đi chăng nữa thì Trung Quốc sẽ vẫn kiên định con đường cải cách và mở cửa, bởi vì chính nhờ chính sách này mà Trung Quốc đã gặt hái được những thành công rực rỡ trong 40 năm qua.

Từ đầu năm 2018 này, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một loạt các biện pháp theo hướng này, như công bố danh sách mới về những dự án không chấp nhận đầu tư nước ngoài ; tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ ; giảm bớt các quy định thâm nhập vào các thị trường tài chính ; giảm thuế hải quan, nhất là đối với xe hơi ; đẩy nhanh tiến trình tham gia hiệp ước về thị trường công của WTO. Những biện pháp này xuất phát từ nhu cầu thực chất để phát triển của Trung Quốc và có lợi cho toàn thế giới.

Ngày nay khi mà Mỹ tỏ ra bất lường và giương cao ngọn cờ chiến tranh thương mại, Trung Quốc tất yếu buộc phải sử dụng những biện pháp đáp trả thích hợp, đồng thời sử dụng cơ quan giải quyết tranh chấp của OMC. Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, đứng trước những hù dọa thương mại, ai có thể chắc chắn rằng nếu Trung Quốc nhượng bộ thì sẽ không bị những đòi hỏi tiếp theo nhiều hơn và quá đáng hơn nữa ?

Zhai Jun, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp
(Nguồn: Báo Les Echos, ĐSQ VN tại Pháp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here