Trung Quốc đang “mất ngôi vương” trong ngành sản xuất thế giới?

0
88
Việt Nam hút doanh nghiệp nước ngoài không chỉ nhờ xung đột thương mại Mỹ - Trung

Trang mạng Kowideoutdoors.com của hãng sản xuất đồ du lịch hàng đầu, ngày 19/3 đăng bài phân tích những lý do khiến Trung Quốc đang để mất “ngôi vị” là công xưởng thế giới, trong đó có lý do liên quan đến Việt Nam.

Thập kỷ qua, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài nhờ lực lượng lao động dồi dào, môi trường đầu tư được cải thiện và chính sách kinh tế hỗ trợ xuất khẩu.

Trung Quốc không còn vị thế thống trị

Ngành sản xuất toàn cầu đang thay đổi. Trung Quốc vẫn chiếm một con số khổng lồ trong lĩnh vực này, nhưng vị thế thống trị của Trung Quốc đang yếu dần. Cạnh tranh ngày càng tăng khi nhiều quốc gia đang đầu tư vào các ngành công nghiệp. Nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam, đang tận dụng vị trí địa lý và lao động trẻ, có tay nghề, để phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng sản xuất riêng, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.

Những lý do chính khiến Trung Quốc đang để mất ưu thế trong ngành sản xuất,  trong đó có vấn đề rủi ro lao động, môi trường, chính trị và nhân tố Việt Nam.

Về rủi ro lao động, mức lương Trung Quốc trả cho người lao động đã tăng khi công nhân yêu cầu “tăng lương, giảm giờ làm”. Năm ngoái, mức lương của công nhân làm việc trong nhà máy là 3,60USD/giờ, tăng 64% so với năm 2011. Con số này cao hơn 5 lần so với mức lương tính theo giờ của lao động trong các nhà máy sản xuất ở Ấn Độ.

Khi các công ty tìm cách tiết kiệm tiền thuê nhân công, Trung Quốc đang ngày càng trở thành một lựa chọn ít khả thi, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất quần áo và dệt may.

Về vấn đề môi trường, sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, môi trường của Trung Quốc đã bị tác động nghiêm trọng: khí thải CO2 cao ở mức nguy hiểm, nước dâng cao, ô nhiễm đất từ chất thải công nghiệp. Khi các nhà máy sản xuất kim loại và hóa chất chuyển đến Trung Quốc, Luật bảo vệ môi trường của nước này không theo kịp tốc độ. Hiện nay, 1/5 diện tích đất nông nghiệp của Trung Quốc bị ô nhiễm.

Danh tiếng của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề khi trong nước và quốc tế ngày càng lo ngại về vấn nạn môi trường của nước này. Trong khi đó, những quốc gia thân thiện với môi trường ngày càng trở thành lựa chọn quan trọng của các công ty có ý thức xã hội.

Về vấn đề chính trị, cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có hồi kết. Hàng hóa Trung Quốc trở thành mục tiêu của 3 đợt áp thuế từ Mỹ, dao động ở mức từ 10% – 25% với tổng giá trị hàng hóa hơn 250 tỷ USD. Đòn thuế này nhắm vào một loạt mặt hàng từ tiêu dùng đến công nghiệp, dẫn đến thiệt hại lớn cho nhiều công ty toàn cầu.

Tương lai kinh doanh không chắc chắn đang khiến nhiều công ty chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc.
Yếu tố Việt Nam là một lý do nữa khiến ngành sản xuất của Trung Quốc dang dần bị “soán ngôi”. Do sự cạnh tranh quy mô lớn đang tồn tại ở Trung Quốc, nên từ đầu năm 2000, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã chuyển nhà máy sang Việt Nam. Một số người cho rằng ngành sản xuất của Việt Nam là một sự mở rộng thực sự của nền công nghiệp Trung Quốc.

Ngoài việc thoát được sự cạnh tranh khắt khe ở Trung Quốc, lý do chính thúc giục các công ty Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam là vị trí địa lý của Việt Nam. Nằm ở biên giới phía Nam Trung Quốc, từ Việt Nam, có thể dễ dàng tiếp cận với các nước Lào, Campuchia và Thái Lan. Việt Nam có thể nhanh chóng nhập nguyên vật liệu sản xuất từ Trung Quốc. Vận chuyển bằng đường biển (rẻ bằng 1/6 so với bằng đường hàng không) cũng là một lợi thế rõ ràng vì Việt Nam có đường bờ biển dài. Trong khi đó, hệ thống đường sắt và cao tốc giúp việc vận chuyển nguyên vật liệu được tiến hành dễ dàng. Mới đây, nhiều thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới, trong đó có Adidas và Nike, đã chuyển hoạt động sản xuất chính từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Dù vị trí hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất đang bị đe dọa, nhưng không nên bỏ qua các mặt mạnh của Trung Quốc như kinh nghiệm lâu năm và số lượng lớn công nhân lành nghề. Tuy nhiên, rõ ràng, khi Trung Quốc đang để “mất ngôi”, các quốc gia khác như Việt Nam đang nỗ lực để trở thành nhà sản xuất hàng đầu cho nhiều công ty toàn cầu.

Việt Nam không chỉ nhờ xung đột thương mại Mỹ – Trung

Việt Nam hút doanh nghiệp nước ngoài không chỉ nhờ xung đột thương mại Mỹ – Trung. Trong giai đoạn này, một số công ty đa quốc gia đã chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, nhưng đây không phải lý do duy nhất thu hút doanh nghiệp nước ngoài nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, thập kỷ qua, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài nhờ lực lượng lao động dồi dào, môi trường đầu tư được cải thiện và chính sách kinh tế hỗ trợ xuất khẩu.

Việt Nam hút doanh nghiệp nước ngoài không chỉ nhờ xung đột thương mại Mỹ – Trung

Caixin Global dẫn lời GS.TSKH Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) Việt Nam, cho rằng, kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, nhiều quốc gia đã cố gắng kiếm lợi từ sự dịch chuyển đầu tư nước ngoài và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu chuyển các nhà máy của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh điều này, song cũng hy vọng rằng các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam không chỉ để tránh rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, mà còn vì những lý do khác.

Sau khi tiến hành mở cửa và cải cách, những năm gần đây, Việt Nam ngày càng tích cực tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, hòa nhập hơn vào hệ thống kinh tế và thương mại toàn cầu, như thông qua Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định thương mại tự do song phương với các nền kinh tế phát triển như Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi cũng cung cấp nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam và xây dựng nhà máy.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 19,1 tỷ USD trong năm 2018, tăng 9,1% so với năm 2017.
Theo nguyên Thứ trưởng Nguyễn Mại, chính phủ đang thực hiện các biện pháp chiến lược để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, như đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt hoạt động đầu tư và bỏ bớt hạn chế đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực nhất định.

Trung Quốc là một nhà đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2018 là 12 tỷ USD. Công ty công nghệ Huawei đã hoạt động tại Việt Nam và đang đàm phán với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel về cơ hội cung cấp công nghệ 5G tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, tranh chấp lịch sử và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển đã cản trở sự phát triển của quan hệ Việt – Trung.

Ngoài ra, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Mại cảnh báo cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cũng gây ra những cú sốc cho thị trường toàn cầu và điều này cũng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam. Ông cho rằng lợi thế của Việt Nam với tư cách là một cơ sở sản xuất giá rẻ tại khu vực Đông Nam Á đã bị suy yếu do giá đất và tiền lương tăng.

Văn Phong (theo Kowideoutdoors, Caixin Global)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here