Trung Quốc chuẩn bị tốt cho RCEP

0
148
(Internet)
(Internet)

Ngày 25/3/2021, người phụ trách của Bộ Thương mại, Bộ công nghiệp và tin tức hóa, Tổng Cục Hải quan đã giới thiệu về tình hình chuẩn bị cho RCEP có hiệu lực và trả lời phỏng vấn báo chí. Có một số điểm chính sau :

Trung Quốc làm tốt công tác chuẩn bị đầy đủ.

Ngày 15/11/2020, RCEP chính thức được ký kết. Qui hoạch năm năm lần thứ 14 đã nêu cần thúc đẩy thực hiện “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực”. Để chuẩn bị cho Hiệp định có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn bày tỏ, với nỗ lực của các bộ, ngành, hiện tại, Trung Quốc đã hoàn thành công tác rà soát phê chuẩn, trở thành nước phê chuẩn đầu tiên Hiệp định. Tất cả các nước thành viên của RCEP bày tỏ rõ ràng, cố gắng trong năm nay sẽ hoàn thành việc phê chuẩn, thúc đẩy tới ngày 01/1/2022 sẽ đưa RCEP chính thức có hiệu lực. Trung Quốc đã làm tốt các công việc chuẩn bị đầy đủ. Khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có thể thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ qui định của RCEP.

Nhiều mặt hàng mới sẽ đưa vào danh sách giảm thuế.

Vụ trưởng Vụ quan hệ thương mại quốc tế Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, khi ký kết RCEP, các nước thành viên không chỉ xây dựng được quan hệ mới về mậu dịch tự do mà còn cam kết có mặt hàng mới giảm thuế. Điều này sẽ mang lại thêm nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Trung Quốc. Các nước ASEAN rõ ràng sẽ mở rộng phạm vi mặt hàng thuế suất bằng 0 đối với Trung Quốc. In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Miến Điện, Ma-lai-xia đều sẽ tăng thêm mặt hàng giảm thuế cho Trung Quốc, bao gồm các mặt hàng như xe hơi và linh kiện, xe gắn máy, sản phẩm hóa chất, cơ điện, sản phẩm gang thép… Ngoài ra, là đối tác thương mại tự do chủ chốt tăng thêm của RCEP, sự tham gia của Nhật Bản sẽ làm cho các sản phẩm trong lĩnh vực thiết bị cơ khí, điện tử thông tin, hóa chất của Trung Quốc và Nhật Bản sẽ được giảm thuế.

Nắm bắt cơ hội mang lại của RCEP.

RCEP là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất với 15 nước thành viên, dân số 2,27 tỉ người, GDP đạt 26 ngàn tỉ USD; tổng lượng xuất khẩu đạt 5200 tỉ USD, chiếm khoảng 30% tổng lượng toàn cầu. Sau khi có hiệu lực, RCEP sẽ mang lại cơ hội to lớn, sẽ nâng cao chất lượng chế tạo, thúc đẩy công nghiệp chế tạo của Trung Quốc hướng tới trình độ cao. Nắm chắc cơ hội do RCEP mang lại, các doanh nghiệp cần thích nghi với việc mở cửa mang tính kết cầu, các qui định, tiêu chuẩn, quản lý, tăng cường tính cấp bách của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, hợp tác quốc tế và cạnh tranh quốc tế.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp và các bộ ngành đẩy nhan nắm chắc qui định của RCEP, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Bộ Thương mại Trung Quốc đã tổ chức lớp huấn luyện onlines trên phạm vi toàn quốc, trọng điểm xoay quanh chuỗi cung ứng, sản xuất của 6 lĩnh vực sản nghiệp lớn như cơ điện, thông tin điện tử, công nghiệp nhẹ, dệt may, hóa dầu, nông nghiệp, đi sâu phân tích cơ hội và các thách thức do RCEP mang lại, nêu một số khuyến nghị.

Tổng Cục Hải quan tích cực làm tốt công tác bồi dưỡng và bổ túc đối với nhân viên hải quan và doanh nghiệp; đã biên soạn cuốn tài liệu bồi dưỡng, thu các chương trình bồi dưỡng onlines. Có tới 30 ngàn lượt cán bộ Hải quan toàn quốc tham gia đào tạo.

Doanh nghiệp cần có ý thức tham gia cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Với việc 15 nước mở cửa thị trưởng về dịch vụ, logistics, đầu tư, thị trưởng sẽ tiếp tục được mở cửa, cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt, cần nâng cao trình độ sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật từ đó nâng cao khả năng ứng phó với tác động từ bên ngoài.

(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here