Trung Quốc chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho cuộc chiến thương mại với Mỹ

0
118
Trung Quốc chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Vạch ra một kế hoạch mới cho phát triển kinh tế tư nhân và thị trường chứng khoán, lãnh đạo của nền kinh tế thứ hai thế giới đang nỗ lực tìm cách chống đỡ các cú đòn thương mại từ Mỹ.

Trung Quốc chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Ngày 31/10, sau cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách, Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố nhận định rằng, “áp lực suy giảm tăng trưởng kinh tế” với “những thay đổi sâu sắc” ở môi trường bên ngoài đang diễn ra. Tuyên bố này được cho là một sự thay đổi quan điểm đáng kể so với 3 tháng trước đây, khi những nhà hoạch định chính sách của nước này mới chỉ đưa ra nhận định tương đối mờ nhạt về “những thay đổi đáng chú ý” ở môi trường bên ngoài.

Đây là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ lo ngại công khai về tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra với Mỹ vào mùa hè này. Sự lo ngại diễn ra sau khi lòng tin của doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 10 yếu đi, do nhu cầu xuất khẩu giảm mạnh. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục đi xuống sau mức giảm thấp nhất hồi quý III vừa qua trong một thập kỷ. Bắc Kinh nhận thấy có “quá nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp và rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều theo thời gian”.

Tuyên bố nêu rõ: “Điều quan trọng nhất là chúng ta cần theo dõi chặt chẽ tình hình và tìm cách ứng phó đúng thời điểm. Chúng ta phải thúc đẩy cải cách và mở rộng tập trung vào các vấn đề cốt lõi với những giải pháp trọng điểm… Chúng ta phải hoàn thành công việc của chính mình và tìm kiếm sự tăng trưởng chất lượng cao”.

Bên cạnh đó, theo các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có một “nhóm nghiên cứu” về trí tuệ nhân tạo (AI), mà theo đó, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, nước này phải thúc đẩy “phát triển mạnh” công nghệ AI.

Theo Chủ tịch Tập, Trung Quốc phải phát triển, kiểm soát và sử dụng công nghệ AI để đảm bảo tương lai của đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ tiếp theo, nhấn mạnh tham vọng không thay đổi về thống trị công nghệ của Bắc Kinh, bất chấp những cáo buộc của Washington về “ăn cắp” và “các hoạt động không công bằng” liên quan đến sở hữu trí tuệ. “Trung Quốc phải đảm bảo rằng, nước này sẽ phải chiếm lấy lĩnh vực công nghệ cốt lõi của AI và có thể nắm chắc công nghệ này trong tay”, ông Tập nói.

Nhà kinh tế trưởng phụ trách tài chính của JD Shen Jianguang cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đã thay đổi quan điểm của họ về tầm nhìn kinh tế của đất nước và đang chuẩn bị cho hậu quả kéo dài từ chiến tranh thương mại với Mỹ. Thời điểm này họ không còn miêu tả nền kinh tế Trung Quốc là “ổn định với một động lực tốt”.

Trong tuyên bố ngày 31/10, Bắc Kinh đã miêu tả hoạt động kinh tế trong 3 quý đầu tiên là “ổn định nhưng với sự tiến bộ khó xác định”. Theo tuyên bố này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định tiếp tục với “chính sách tiền tệ thận trọng và chính sách tài khóa chủ động” và một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu phải “ổn định” việc làm, tài chính, thương mại, nguồn vốn nước ngoài, đầu tư và những kỳ vọng khác.

Tuy nhiên, họ cũng đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng, Bắc Kinh sẽ “hoàn toàn” ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân – sau cuộc gặp của họ 3 tháng trước, đặt ưu tiên cho việc chi tiêu cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kết nối kinh tế và không hề nhắc tới “kinh tế tư nhân”.

Ngoài ra, Tuyên bố cũng nói tới việc Trung Quốc sẽ phải cố gắng “kích thích sự năng động” trong thị trường chứng khoán để đảm bảo “sự phát triển khỏe mạnh lâu dài” của thị trường này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh rằng, nước này phải rộng mở cho đầu tư nước ngoài và “duy trì những lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc”.

Toàn Thắng (theo South China Morning Post)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here