Triển vọng kinh tế Nam Á: Kịch bản Bangladesh-Ấn Độ

0
143
(Internet)
(Internet)

Các cuộc họp thường niên năm 2020 của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã được tổ chức vào giữa tháng này tại Washington. Các báo cáo được công bố trước đó và các cuộc họp vẽ ra một bức tranh rất ảm đạm cho thấy đại dịch đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu lớn nhất trong tám thập kỷ qua, ám chỉ đến cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Các báo cáo tại cuộc họp cho biết thêm đại dịch đang tác động đến tất cả các nền kinh tế – đang phát triển, mới nổi và phát triển; gia tăng nghèo đói trên toàn cầu cùng với việc tăng thu nhập và của cải và bất bình đẳng xã hội, làm tổn hại đến triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn với hậu quả là ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế.

Theo WB, cuộc khủng hoảng đại dịch dự kiến sẽ khiến GDP toàn cầu giảm 5,2% trong năm nay nhưng sẽ lấy lại đà tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng 4,2% vào năm 2021. Dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 và 2021 cũng khá tương đồng ở -4,4% cho năm 2020 và 5,2% cho năm 2021. Cuộc khủng hoảng đã tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế phát triển như Mỹ, dự kiến sẽ giảm 6,1%, Liên minh Châu Âu (EU) giảm 9,1% và Nhật Bản giảm 6,1% năm 2020.

Ngay cả triển vọng dựa trên giả định rằng virus có thể được kiểm soát, thiệt hại ước tính cho nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 11 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021 tới 28 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2020-25. Ít nhất 90 triệu hoặc thậm chí nhiều người sẽ rơi vào cảnh nghèo cùng cực chỉ trong năm nay.

Tất cả các nước và cả các nước phát triển do hậu quả của đại dịch dẫn đến suy giảm kinh tế gây ra đã phải dùng đến nhiều hình thức kích thích tài khóa khác nhau cho thấy sự phụ thuộc của các nền kinh tế và sự phụ thuộc của hệ thống tài chính vào nhà nước. Theo Báo cáo Giám sát Tài chính của IMF, các can thiệp tài khóa của các chính phủ trên toàn cầu lên tới 12 nghìn tỷ USD, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Đồng thời, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dẫn đầu, đã bơm 7,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào hệ thống tài chính. Sự phân hóa ngày càng tăng giữa nền kinh tế tài chính và nền kinh tế thực đang củng cố thêm khả năng phục hồi kiểu chữ “K”.

Khi cuộc thảo luận về sự phục hồi nhanh chóng dưới dạng phục hồi hình chữ “V” dường như không còn khả năng xuất hiện, các cuộc bàn thảo hiện tập trung vào bản chất sâu và rộng của cuộc khủng hoảng, hoặc thậm chí mới chỉ là khả năng xuất hiện. Sự phục hồi hình chữ “K” được hỗ trợ bởi chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích tài khóa. Điều này đang diễn ra khi nguồn thu của chính phủ giảm mạnh do kinh tế bị thu hẹp. Tất cả những điều này đã dẫn đến sự gia tăng nợ chính phủ thể hiện qua sự gia tăng của tỷ lệ nợ công/GDP trên toàn thế giới. Tỷ lệ này hiện là 107% ở Mỹ, 86% ở Anh, 169% ở Nhật Bản và 49% ở Đức trong năm 2020. Đối với một quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, tỷ lệ này hiện là 90% trong khi ở Bangladesh nó là 40%.

Cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu, triển vọng kinh tế Nam Á cũng rất ảm đạm. Theo South Asia Economic Focus mới nhất có tựa đề “Bị đánh bại hay tan vỡ? – Beaten or Broken?” của WB, tăng trưởng khu vực Nam Á dự kiến sẽ giảm 7,7% vào năm 2020, sau khi đứng đầu với 6% hàng năm trong 5 năm qua, với Ấn Độ giảm 9,9%, Maldives giảm 19,5% và Sri Lanka 6,8%.

Báo cáo cho biết thêm Nam Á đang trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ trước đến nay, với hoạt động kinh tế trong khu vực “gần như đi vào bế tắc”. Mặc dù WB lạc quan kỳ vọng Nam Á sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng 4,5% vào năm 2021, nhưng thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này sẽ giảm 6% so với năm 2019 do dân số tăng. Báo cáo chỉ rõ rằng sự phục hồi dự kiến sẽ không bù đắp được thiệt hại kinh tế lâu dài do đại dịch khiến người nghèo hơn nhiều so với năm 2019.

Báo cáo cũng ước tính rằng hơn 75% lực lượng lao động trong khu vực Nam Á thuộc khu vực phi chính thức và số người nghèo cùng cực ở khu vực Nam Á sẽ nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. 27% người nghèo cùng cực (kiếm được dưới 1,90 đô la Mỹ một ngày) trên thế giới là ở Ấn Độ với 24% và Bangladesh là 3%.

Làm trần trọng hơn khó khăn của nền kinh tế khu vực do đại dịch, theo Hội đồng Đại Tây Dương, Nam Á phải đối mặt với việc tăng lãi suất làm tăng chi phí đi vay, xuất khẩu giảm và lượng kiều hối dự kiến sẽ giảm 22%. Đáng báo động hơn, Hội đồng cho biết thêm các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 26 tỷ USD ra khỏi các nền kinh tế đang phát triển châu Á, trong đó 16 tỷ USD đã ra khỏi Ấn Độ.

Đối với Bangladesh, báo cáo dự kiến tốc độ tăng trưởng sẽ giảm từ 8,1% năm 2019 xuống 2% vào năm 2020 và tỷ lệ nghèo có khả năng “tăng đáng kể” với tác động lớn nhất đến “lao động tự lo việc hàng ngày (daily self-employed workers) trong khu vực phi nông nghiệp và những người làm công ăn lương trong lĩnh vực sản xuất”.

Hơn nữa, theo khảo sát của WB, thu nhập trung bình của những người làm công ăn lương và lao động hàng ngày ở Bangladesh đã giảm 37% so với thu nhập thông thường trước khi đại dịch bùng phát. Khoảng 68% công nhân bị ảnh hưởng trực tiếp sống ở Dhaka và Chittagong, với số lượng 26 triệu người, chiếm 16% dân số cả nước.

Nhưng báo cáo của IMF, dường như đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông chính thống của Ấn Độ và các chuyên gia kinh tế Ấn Độ ở Ấn Độ và ở Mỹ, đang làm dấy lên sự lo lắng sâu sắc, gần như gần như bùng phát trên toàn quốc. Báo cáo cho biết nền kinh tế Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, dự kiến sẽ giảm 10,3% trong năm nay, nhưng sẽ phục hồi trở lại mức tăng trưởng 8,8% vào năm 2021. Ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng dự tính một sự co lại của nền kinh tế tới 9,5% trong cùng thời kỳ. Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, Ấn Độ chỉ đạt mức tăng trưởng 4,2% trong năm 2019.

Tuy nhiên, theo giới truyền thông chính thống của Ấn Độ là khó có thể được an ủi, khi nỗi buồn không phải là chỉ sự ảm đạm kinh tế mà đất nước phải đối mặt, mà còn là thông  tin thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ được dự báo sẽ thấp hơn so với nước láng giềng Bangladesh vào năm 2021. Theo Dự báo của IMF, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ ở mức 1.877 đô la Mỹ trong khi của Bangladesh là 1.888 đô la Mỹ –  kém 11 đô la Mỹ.

Nhưng các phương tiện truyền thông Ấn Độ dường như không bị xao xuyến vì Bhutan, Maldives và Sri Lanka – những quốc gia cũng sẽ vượt hơn Ấn Độ về GDP bình quân đầu người trong năm tài chính 2021, chỉ còn Pakistan và Nepal xếp sau Ấn Độ. Trên thực tế, Sri Lanka đã vượt trội hơn Ấn Độ về tất cả các chỉ số kinh tế và xã hội trong một thời gian dài. Ngoài ra, Bangladesh đã vượt trội hơn Ấn Độ một thời gian về Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, Tiêm chủng, Chỉ số đói toàn cầu, Chỉ số phát triển giới và Chỉ số hạnh phúc thế giới.

Andy Mukherjee trong Bloomberg Opinion đã viết, “Sự ảm đạm về kinh tế Covid-19 của Ấn Độ đã trở thành tuyệt vọng trong tuần này, khi có tin tức rằng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của nước này vào năm 2020 có thể thấp hơn so với nước láng giềng Bangladesh”. Sau đó, ông than phiền, “Thành tích kém tương đối cũng có thể làm giảm lòng tự tin. Nếu một quốc gia có tham vọng quyền lực lớn bị đánh bại ngay tại sân sau của chính mình – bởi một quốc gia nhỏ hơn đã được giúp giải phóng vào năm 1971 bằng cách tham chiến với Pakistan – thì ảnh hưởng của nó ở miền Nam Châu Á và Ấn Độ Dương có thể suy yếu”. Kaushik Basu, một nhà kinh tế học nổi tiếng người Ấn Độ hiện là Giáo sư tại Đại học Cornell và là cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới đã bị sốc trước thông tin về tình hình hoạt động kém hiệu quả của Ấn Độ so với Bangladesh và đã tweet “Thật sốc khi Ấn Độ, quốc gia hơn 25% 5 năm trước, bây giờ đang theo sau”.

Tuy nhiên, cựu Cố vấn Kinh tế của Chính phủ Ấn Độ, Arvind Subramanian tỏ ra rất lạc quan và trấn an những người dân đất nước mình, và với quan điểm về chỉ số kinh tế “phù hợp hơn-more appropriate “, Bangladesh không vượt qua Ấn Độ và không có khả năng trong tương lai. Sau đó, ông hạ thấp tầm quan trọng của GDP bằng cách khẳng định rằng GDP bình quân đầu người là một ước tính cho một chỉ số về tiêu chuẩn phúc lợi trung bình ở một quốc gia. Sẽ khá hấp dẫn khi xem những chỉ số nào khác mà ông ta có thể có về bức tranh tốt hơn về phúc lợi trung bình của đất nước. Rõ ràng, Ấn Độ là nơi sinh sống của 24% người nghèo nhất trên thế giới, xếp hạng trong Chỉ số Đói kém Thế giới thấp hơn Bangladesh và Sri Lanka. 732 triệu dân của đất nước không có nhà vệ sinh. Câu hỏi đặt ra là Ấn Độ “thu nhập bình quân đầu người cao hơn” so với các nước láng giềng đang làm gì để nâng cao phúc lợi trung bình cho đại đa số người dân.

Trong tương lai xa hơn, theo IMF, GDP bình quân đầu người của Bangladesh sẽ ở mức 2.756 USD so với 2.729 USD của Ấn Độ vào năm 2025. Nhưng vượt xa hai quốc gia này, GDP bình quân đầu người dự kiến của Sri Lanka sẽ là 3.698 USD trong cùng năm. Vì vậy, triển vọng kinh tế gần và trung hạn của Ấn Độ có vẻ không hứa hẹn.

Có một số lý do dẫn đến sự suy thoái kinh tế hiện nay của Ấn Độ như đầu tư giảm, xuất khẩu suy thoái và tiêu dùng tư nhân giảm, dự kiến sẽ thấp hơn 10% trong năm nay. Tất cả những điều này đều do đại dịch gây ra. Nhưng một bài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra các yếu tố sâu xa hơn gây ra sự chậm lại với những tác động lâu dài hơn đến nền kinh tế Ấn Độ. Bài báo chỉ ra rằng rổ hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ bị cấu thành sai bởi “chuyên môn hóa – không lợi thế so sánh (comparative advantage-defying specialisation)”. Nói cách khác, Ấn Độ xuất khẩu nhiều sản phẩm có kỹ năng cao mà Ấn Độ không có lợi thế so sánh. Chính sách như vậy cũng không giúp tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người mới tham gia vào thị trường lao động mỗi năm ở Ấn Độ. Ngược lại, Bangladesh đã tuân theo chính sách công nghiệp hóa sử dụng lao động có kỹ năng thấp và những lĩnh vực có lợi thế so sánh.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here