Top 3 thị trường xuất khẩu mây, tre, cói, thảm lớn nhất của Việt Nam

0
13
Khi quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến đạt 82,9 tỷ USD vào năm 2028, mây, tre có thể mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam. (Nguồn: Dân trí)

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, đạt hơn 247 triệu USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng lên tới 41,6%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, đạt hơn 247 triệu USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng lên tới 41,6%. Riêng tháng 9, xuất khẩu mây, tre, cói và thảm sang Mỹ đã thu về gần 20 triệu USD, tăng 12% so với tháng 9/2023.

Xếp thứ 2 là thị trường Nhật Bản, đạt 45,4 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 7,6%.

Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam ở lĩnh vực này khi thu về 31,6 triệu USD trong 9 tháng năm 2024, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 5,3%.

Theo giới chuyên gia trong ngành, đa số khách nước ngoài đánh giá cao sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việt Nam có hình ảnh đất nước gắn bó với hình ảnh cây tre. Các thị trường nước ngoài tăng cường nhập khẩu sản phẩm mây tre đan, cói, thảm… từ Việt Nam không những quảng bá hình ảnh đất nước mà còn nâng cao giá trị kinh tế”.

Những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh Quốc cho thấy ngành xuất khẩu mây, tre, cói, và thảm của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, khẳng định vị thế của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm xuất khẩu lớn sản phẩm mây, tre, cói, thảm. Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 – 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi.

Cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan rất nhiều bởi diện tích tre trong nước lên đến 1,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước. Trong đó, có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000ha. Tài nguyên tre Việt Nam phong phú và đa dạng với hàng trăm loài, một số loài kinh tế cao có thể kể đến như luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai.

Đặc biệt, cả nước có trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, khu vực Tây Nam bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông.

Việt Nam đang được đánh giá cao với kim ngạch tăng trưởng trung bình 29,5%/năm trong ngành này. Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 – 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi. Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ nhận định, khả năng Việt Nam chiếm lĩnh 10 – 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi.

Khi quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến đạt 82,9 tỷ USD vào năm 2028, mây, tre có thể mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, mây tre đan của Việt Nam là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm lâm sản ngoài gỗ. Năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan đem về cho Việt Nam hơn 733 triệu USD. Cùng với Trung Quốc, Indonesia và Philippines, Việt Nam là một trong 4 nước xuất khẩu mây tre đan lớn nhất thế giới.

Hiệp hội Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông tin, trong 5 năm gần đây khách hàng từ Mỹ, châu Âu, Nhật… đến Việt Nam nhiều, đặt hàng mẫu rồi sản xuất đơn hàng tăng lên sau khi khách hàng tham quan nhà xưởng.

Nguyên nhân do sản phẩm mây tre đan, cói, thảm Việt Nam thẩm mỹ, chất lượng và cạnh tranh với ngành hàng thuộc thị trường các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mây tre đan, cói, thảm là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm lâm sản ngoài gỗ.

Hải An

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here