- Cá ngừ từ Việt Nam và Phi-lip-pin vừa bị Chính phủ Mỹ ra lệnh thu hồi do nhiễm viêm gan A:
Theo nguồn tin từ Hilo, Hawaii ngày 4/6/2017, một số cá ngừ cắt khúc hay miếng cá nạc nhập cảnh từ Việt Nam và Phi-lip-pin vừa bị Chính phủ Mỹ ra lệnh thu hồi khi xét nghiệm thấy chúng nhiễm viêm gan A. Theo hãng tin AP và Cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), công tỵ Hilo Fish Company có trụ sở tại Hawaii cho biết vào tháng 5/2017, họ đã thu hồi loại cá ngừ vây vàng (yellowfin tuna) sau khi xét nghiệm thấy có viêm gan A mà họ nhập cảng từ công ty Sustainable Seafood Company của Việt Nam và công ty Santa Cruz Seafood Inc. thuộc Phi-líp-pin. Công ty Hilo đã phân phối tới các nơi bán lẻ và các tiệm ăn tại California, Texas và Oklahoma.
Tuy nhiên, FDA cho biết chưa thấy có báo cáo nào liên quan đến bệnh gây ra từ việc ăn các lô cá đã phân phối kể trên. Hilo đã thu hồi những sản phẩm đông lạnh được ghi ký hiệu lô 627152 (loại thịt cá nạc 8 ounce) và ký hiệu lô 705342 (cá ngừ cắt khúc) mà mỗi hộp cân nặng 15 pound. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (CDC) tại Atlanta, viêm gan A có thể lây truyền qua thực phẩm và qua sự tiếp xúc với da.
- Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5/ 2017:
Ngày 2/6/2017, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo tháng 5 trong đó nêu số việc làm ngoài ngành nông nghiệp đã tăng thêm 138.000, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,3%. Phần lớn số việc làm gia tăng nằm trong lĩnh vực y tế và khai khoáng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,3% (là mức thấp nhất trong vòng 16 năm gần đây). Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm vì những lý do không hoàn toàn khả quan: số người Mỹ đã ngừng việc tìm việc làm tăng lên trong khi số lượng người có việc làm cũng suy giảm.
Cùng với số lượng thế hệ “baby boomers” dự kiến về hưu hàng năm tiếp tục gia tăng, các nhà kinh tế ước tính trung bình sẽ có thêm khoảng 100.000 việc làm mỗi năm cho những người mới tham gia thị trường lao động, gồm sinh viên mới ra trường. Theo Tờ New York Times ngày 2/6/2017, báo cáo ít gây tác động đến khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tại cuộc họp tháng này. Tuy nhiên, các dự báo cũng chỉ ra rằng mặc dù Fed có thể tăng lãi suất lần này, cơ quan này sẽ phải cân nhắc kỹ về khả năng tiếp tục tăng lãi suất vào nửa cuối năm.
- Tổng hợp một số bình luận đáng chú ý về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu:
Ngày 31/5/2017, Tờ Atlantic có bài bình luận về việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Biến đổi khí hậu với tựa đề “Rút khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu: hồi chuông báo tử cho sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ” với một số điểm đáng chú ý như: Việc Mỹ rủt khỏi Hiệp định Paris về BĐKH sẽ gây ra những tổn thất ngoại giao nghiêm trọng. Dẫn lời cựu Ngoại trưởng Mỹ, George Shultz, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, bài báo viết “lãnh đạo thế giới dựa trên nền tảng là niềm tin, danh tiếng và độ tin cậy, là những thứ có thể dễ dàng phung phí…Nếu Hoa Kỳ không giữ đủng cam kết toàn cầu do chính minh giúp gây dựng, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến các ưu tiên ngoại giao của chính mình trên toàn cầu”.
Điều đáng lưu ý là quyết định này sẽ giáng một đòn vào các doanh nghiệp hàng đầu cùa Mỹ, trong các lĩnh vực từ dầu khí đến bán lẻ, hóa chất, điện, nông nghiệp, tài chính, thông tin và công nghiệp ô tô. Các doanh nghiệp hiểu rằng việc Mỹ có mặt tại bàn đàm phán là vô cùng quan trọng đến bảo vệ quyền lợi của họ trong các vấn đề như sở hữu trí tuệ hay thương mại. Việc từ bỏ Hiệp dịnh BĐKH sẽ đồng nghĩa với việc cơ hội mở rộng thị trường, tạo việc làm và tạo ra sự thịnh vượng của nuớc Mỹ sẽ bị xói mòn, bởi sự dịch chuyển sang năng lượng sạch đang tạo ra cơ hội lớn cho nước Mỹ dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo.
Tờ Economist ngày 1/6/2017 đăng bài “Những sai lầm trong quyết định của Donald Trump khi rút khỏi Hiệp định BĐKH”:
Sau khi tuyên bố vào ngày 1/6/2017 rằng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ Hiệp định BĐKH, Donald Trump có thể tự nhận mình đã hoàn thành cam kết tranh cử. Quyết định này có thể gọi là thiếu lương tâm và ngu ngốc, đi ngược lại lợi ích cùa doanh nghiệp Mỹ và 2/3 người dân Mỹ. Tổng thống Trump đã giáng một đòn nặng nề vào quyền lợi và vị thế của Mỹ.
Điều ngu ngốc là việc Tổng thống Trump cho rằng quyết định của ông được thiết kế để phục hưng ngành khai thác than của Hoa Kỳ. Không có lý do để kỳ vọng quyết định này sẽ thành công. Những công ty khai thác than đang vật lộn chủ yếu bởi thị trường khí tự nhiên dồi dào và chi phí rẻ đang chiếm lĩnh dần thị trường than. Ngay cả khi ông Trump cho rằng chính sách biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra việc này, ông cũng không cần phải rút khỏi Hiệp định bời nước Mỹ cam kết cắt giảm phát thải ở mức rất khiêm tốn (26-28% cắt giảm vào năm 2025 so với mức năm 2005).
Nếu Tổng thống Trump là người giải quyết vấn đề một cách thực tế như ông vẫn tự nhận, ông có thể tìm hiểu các giải pháp để cải cách hệ thống chính sách biến đổi khí hậu của Mỹ, như thuế các-bon không phụ thuộc doanh thu (revenue-neutral carbon tax), có tác dụng cắt giảm phát thải đồng thời thúc đẩy tăng trưởng. Thay vào đó, Tổng thống Trump lựa chọn phương án lạm dụng sức khỏe của trái đất, sự kiên nhẫn của những đồng minh của Hoa Kỳ và cả trí tuệ của những nguời ủng hộ ông.
Tờ New York Times ngày 1/6/2017 bình luận bài phát biểu của Tổng tbống Trump về việc rút khỏi Hiệp định BĐKH là những lời khẳng định mạnh bạo nhất về học thuyết chính sách đối ngoại mang tên “American first” kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức 4 tháng trước.
Trong khi đó, lãnh đạo doanh nghiệp hàng dầu Mỹ như Elon Musk (Công ty Tesla), Jeffrey Immelt (Công ty General Electric) và Lloyd C Blankfein (Ngân hàng Goldman Sachs) cho rằng quyết định này sẽ có hại cho nền kinh tế bởi nó đồng nghĩa với việc nước Mỹ nhường lại việc làm trong ngành năng lượng và công nghệ sạch tương lai cho các quốc gia đối thủ. Lãnh đạo Tập đoàn IBM cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với Hiệp định BĐKH Paris và cho rằng “IBM cho rằng nước Mỹ dẫn dắt kết quả tốt hơn khi có mặt tại bàn đàm phán”.
Trong khi Tổng thống Trump phát biểu “Đã đến lúc chúng ta đặt Youngstown, Ohio; Detroit, Michigan; và Pittsburg, Pennsylvania cùng với các địa phương khác trên nước Mỹ vĩ đại trước Paris, Pháp”, thì Thị trưởng thành phố Pittsburg, ông Bill Peduto phản hồi trên Twitter “Tôi có thể đảm bảo rằng các quy định của Hiệp định BĐKH Paris sẽ được tuân thủ vì người dân, nền kinh tế và tương lai của chúng ta”.
Nguồn: Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Houston