Tổng hợp một số tin về năng lượng

0
98

Bloomberg ngày 23 tháng 3 đưa tin, giá dầu tăng trong thời gian qua do thị trường thế giới quan ngại việc Tổng thống Mỹ chọn một nhân vật “diều hâu” làm cố vấn an ninh quốc gia có thể làm căng thẳng chính trị gia tăng các khu vực khai thác dầu mỏ. Các nhà phân tích cho rằng, kế hoạch của Tổng thống Donald Trump chỉ định ông John Bolton là cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng cho thấy khả năng Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp chế tài đối với Iran, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba ở Trung Đông. Giá dầu hiện đang đứng đầu mức tăng hàng tuần lớn nhất trong một tháng, bất chấp sự sụt giảm hôm thứ Năm sau khi Trump kêu gọi áp thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc. Giá dầu đã nỗ lực để phục hồi đỉnh cao gần đây vào tháng 1/2018 trước những quan ngại liên quan chiến tranh thương mại, tăng sản lượng đá phiến của Mỹ và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán… Tuy nhiên, dự trữ dầu thô của Mỹ gần đây đã làm tăng tính lạc quan của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và việc cắt giảm sản lượng của các đồng minh đang mang lại kết quả, giúp đẩy giá dầu lên mức tăng hàng tuần thứ ba của họ. Dầu giao tháng 5 trên sàn West Texas tăng 1,12 USD lên 65,42 USD/ thùng trên thị trường New York Mercantile Exchange và giao dịch ở mức 64,75 USD lúc 1:09 pm tại Luân Đôn, cao hơn tuần trước 3,9%.

Tại Hội nghị Hóa dầu Thế giới do IHS Markit tổ chức, lãnh đạo của các tập đoàn dầu khí có nhiều hoạt động tại khu vực Houston cho rằng nhựa và các nguyên liệu khác sẽ thúc đẩy nhu cầu về dầu và khí đốt trong những thập kỷ tới; đồng thời cảnh báo rằng ngành công nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào việc tìm kiếm các nguyên liệu nhằm kiểm soát khí thải nhà kính, giảm rác, cải thiện năng suất nông nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của dân số thế giới đang tăng nhanh. Các nhà lãnh đạo vạch ra kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất các loại nhựa nhẹ và bền, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu duy trì chi phí xây dựng và vận hành nhà máy để duy trì sức cạnh tranh nếu chi phí nhiên liệu và khí đốt tự nhiên tăng lên. Các thành viên dự hội nghị cũng đề cập việc làm thế nào để bảo vệ sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp hóa dầu trong giai đoạn bùng nổ sản xuất đá phiến của Mỹ đã tạo ra dòng chảy khí đốt tự nhiên ổn định và trở thành nguồn cung cấp cho nhựa, vật liệu xây dựng và các sản phẩm tiêu dùng. Sự bùng nổ đã thúc đẩy một làn sóng đầu tư nhiều tỷ đô la vào các nhà máy sản xuất hoá chất dọc theo bờ biển vùng Vịnh Mexico.

Trong một diễn biến có liên quan, các nhà sản xuất đường ống dẫn dầu, khí đốt và ống khoan của Texas quan ngại ngành này có thể bị ảnh hưởng sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế 15% đối với ống thép từ Mỹ. Ông Praveen Kumar, Giám đốc điều hành của Viện quản lý năng lượng Gutierrez của Đại học Houston nói: “Có rất nhiều sản phẩm ống được sản xuất ở đây. Một số khách hàng mua ống thép lớn nhất là ở Houston như Schlumberger và các công ty ống dẫn.” Mức thuế suất này là một phần của một khoản thuế nhằm vào 3 tỉ đô la hàng hóa Mỹ do Trung Quốc áp dụng vào đầu ngày thứ Sáu nhằm trả đũa chính sách thuế mới của Mỹ. Các hàng hoá của Mỹ bị Trung Quốc nhắm tới bao gồm thịt lợn, táo và ống thép. Ngành sản xuất đường ống đã phát triển ở Texas trong thập kỷ qua vì sự bùng nổ của công nghệ bẻ gãy thủy lực trong các loại đá phiến sét như tại khu vực Eagle Ford và Permian Basin. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nếu chỉ liên quan đến đường ống thì Houston không bị ảnh hưởng nhiều do chỉ một lượng nhỏ đường ống sản xuất ở Houston là cho thị trường Trung Quốc; mặt khác, nếu chiến tranh thương mại leo thang đến các máy móc trong lĩnh vực năng lượng, nền kinh tế Houston có thể sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ (sản xuất dầu, khí tự nhiên và hóa dầu) có kế hoạch phát triển thông qua xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường nước ngoài đang phát triển ở Châu Á. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm thất bại những kế hoạch đó. Chính quyền Trump hôm thứ Năm cho hay họ sẽ áp đặt mức thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc khoảng 50 tỉ đô la mỗi năm. Trung Quốc nhanh chóng trả lời bằng cách thông báo sẽ áp thuế đối với khoảng 3 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ. Đối với ngành dầu khí, việc áp thuế có thể có tác động tiêu cực. Các công ty dầu lớn nhất của Mỹ là Exxon Mobil và Chevron (đều có hoạt động chính tại Houston) đã mất 13 tỷ đô la Mỹ trong trên thị trường chứng khoán. Chỉ số S&P 500 cho các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã giảm 2,2%. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc trong những thập kỷ tới sẽ tăng nhanh nhất trên toàn thế giới, gấp ba lần lên 57 tỷ feet khối mỗi ngày vào năm 2040. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo địa phương lo sợ rằng căng thẳng trong thương mại có thể dẫn Trung Quốc mua hầu hết khí đốt tự nhiên từ các đối thủ Mỹ. Bob Harvey, Chủ tịch của Phòng Thương mại Houston nói: “Trung Quốc có thể sẽ mua khí hóa lỏng từ Nga, Australia hoặc Trung Đông.”

(TLSQVN tại Houston)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here