Ngày 01/3/2020, Báo Tài chính ngân hàng Ấn Độ đưa tin Tổng Thư ký Hội liên hiệp công thương Ấn Độ (ASSO-CHAM) cho biết, kinh tế Trung Quốc đang phải đối diện với khó khăn do dịch COVID-19, “nền kinh tế lớn như Ấn Độ cần tận dụng tình hình hiện tại, chen chân vào các thị trường Trung Quốc đã rút đi”.
Tờ Press Trust Of India dẫn lời Tổng Thư ký ASSO-CHAM cho biết, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp điện tử, y dược, hóa chất đặc thù và ô tô Ấn Độ phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc và đang đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn cung, nhưng cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu các lĩnh vực khác của Ấn Độ đang tăng lên. “Với số lượng lớn công trình xuất khẩu, Ấn Độ có thể lấp vào thị trường Trung Quốc vắng bóng”, Tổng Thư ký ASSO-CHAM cho biết, ngoài lĩnh vực này, các sản phẩm như đồ da, chế phẩm da, nông nghiệp, thảm… cũng có thể làm được điều đó. Đại diện này cũng cho biết, “với việc các nhà cung ứng Trung Quốc thiếu đi sự tích cực và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ”, các nhà xuất khẩu Ấn Độ càng có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường trong vài tháng tới, tuy nhiên để chuẩn bị cạnh tranh dài hạn với Trung Quốc, “Ấn Độ phải có chiến lược rõ ràng”.
Trong thời gian diễn ra căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, Ấn Độ cũng từng chuẩn bị để giành lấy thị trường, tuy nhiên hiệu quả dường như không được rõ ràng cho lắm. Nếu so sánh thì vấn đề thiết hụt nguồn cung từ Trung Quốc càng bức thiết hơn so với vấn đề “giành lấy thị trường”.
Hàng dệt may, tủ lạnh, va ly đến kháng sinh Amoxicillin, vitamin erythrocin hay chất diện khuẩn Metronidazole… thì lượng cung cấp của Trung Quốc đều chiếm 50% tổng nhập khẩu của Ấn Độ, cũng do thiếu hụt nguồn cung, Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu tìm kiếm 1.050 sản phẩm thay thế trên phạm vi toàn cầu. Bộ Thương mại Ấn Độ đã tổ chức ít nhất 01 hội nghị và đã có văn bản yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao Ấn Độ tại nước ngoài tìm kiếm các nhà cung ứng tiềm năng. Cho dù một số quốc gia đã có những phản hồi tích cực, tuy nhiên nếu xét đến vai trò chủ đạo mang tính tuyệt đối của ngành điện tử Trung Quốc, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong lĩnh vực này là nhiệm vụ rất khó khăn.
(Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh)