Toàn cầu hóa và một trong những bước ngoặt quyết định

0
92
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh tình hình dịch viêm phổi cấp gây ra bởi virus Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, ông Chi Fulin, Chủ tịch Viện Cải cách và Phát triển Trung Quốc đưa ra một số nhận định chủ quan về tác động của dịch bệnh đối với kinh tế thế giới. Nhìn chung, ông cho rằng tác động này sẽ trở nên ngày một nghiêm trọng trong trường hợp dịch bệnh không được khống chế triệt để.

Về tác động, đại dịch là cú sốc nặng nề đối với chuỗi công nghiệp và chuỗi cung toàn cầu; tác động tiêu cực đến hàng loạt các ngành, lĩnh vực đặc biệt là giao thông vận tải, dịch vụ nghỉ dưỡng du lịch, chế tạo ô tô, điện tử dân dụng, tân dược; kéo dài tiến độ phê duyệt và xây dựng nhiều dự án quốc tế; làm sụt giảm thương mại quốc tế; gây áp lực giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu mà theo nhiều chuyên gia dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Bên cạnh những tác động của dịch bệnh, giá đầu lao dốc đã gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán quốc tế đã khiến lòng tin nhà đầu tư trên thị trường vốn toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Trong trường hợp các quốc gia không có những biện pháp triệt để nhằm kìm chế sự lây lan của dịch bệnh, nguy cơ suy thoái là hoàn toàn có khả năng.

Nhìn xa hơn, sự “sụp đổ” dây chuyền bắt đầu từ khía cạnh kinh tế có thể được các cá nhân ủng hộ chủ nghĩa biệt lập, đơn phương, bảo hộ và dân tuý dùng làm “con bài” để phục vụ cho các mục đích chính trị của họ. Trong trường hợp các chủ nghĩa phản toàn cầu hoá trên thắng thế sẽ tác động mạnh đến tiến trình hội nhập kinh tế cũng như tự do hóa đầu tư và thương mại ở cả tầm khu vực và trên thế giới. Và dĩ nhiên, bối cảnh nhiều bất trắc, bất ổn  này sẽ tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện thỏa thuận thương mại Trung – Mỹ; xây dựng, hoàn thiện thỏa thuận đầu tư Trung Quốc – EU; việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do Trung Quốc – EU; thỏa thuận thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn…

Vì thế, để ngăn ngừa một tương lai ảm đm như vậy, trước mắt, cộng đồng quốc tế cần tăng cường hợp tác trong việc đối phó với đại dịch và củng cố hệ thống quản trị y tế công toàn cầu. Một cơ chế phối hợp hành động y tế công toàn cầu ở cấp cao hơn như cơ chế cấp Bộ trưởng Y tế và người đứng đầu nhà nước cần phải được thành lập để có thể tiến hành những bước đi đồng bộ, hiệu quả và khẩn trương hơn mỗi khi đối mặt với tình trạng khẩn cấp y tế trên phạm vi toàn cầu. Trong dài hạn, vấn đề an ninh y tế và các biện pháp nhằm giảm nhẹ những tác động xuất phát từ những “thảm hoạ” ý tế cần phải trở thành một nội hàm trong khuôn khổ an ninh ở tầm quốc tế. Vai trò, chức năng, quyền hạn của các tổ chức quốc tế, tổ chức đa phương cần được tăng cường và tận dụng triệt để hơn nữa./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here