Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 35% GRDP đến năm 2030

0
61
(Nguồn: cand.com)

Bắc Ninh xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững đến năm 2030, là trọng tâm của đổi mới sáng tạo. Chuyển đổi số gắn liền với cải cách thể chế, là trách nhiệm, quyết tâm của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị tỉnh.

Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 35% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. (Nguồn: cand.com)

Theo Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông đồng bảo trợ, ước tính sơ bộ tỷ trọng kinh tế số trên GDP của cả nước năm 2021 là 11,91% và năm 2022 là 14,26%. Trong đó, tỉnh Bắc Ninh hiện đứng đầu cả nước về tỉ trọng kinh tế số trên GRDP là 56,83%.

Theo các chuyên gia đánh giá, Bắc Ninh đứng đầu cả nước về tỷ trọng kinh tế số trên GRDP bởi đây là cứ điểm sản xuất của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới với thế mạnh về sản xuất thiết bị công nghệ, điện tử, đồng thời cũng là địa phương luôn nằm trong top hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước.

Những năm qua, Bắc Ninh được coi là một trong những trung tâm thu hút, phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, được Tổng Cục Thống kê ghi nhận có tỷ trọng ngành kinh tế số lõi cao nhất cả nước; trong đó, tiêu biểu có các ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học.

Bắc Ninh cũng là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với ba trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 35% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết phê duyệt “Đề án Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2024-2030” mà HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành.

Theo đó, trong giai đoạn tiếp theo, Bắc Ninh thúc đẩy sử dụng các nền tảng, giải pháp số cho doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời, xây dựng và đẩy mạnh môi trường thương mại điện tử, thanh toán điện tử. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển bưu chính viễn thông, xây dựng diễn đàn trao đổi, hợp tác kinh tế.

Bắc Ninh xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững đến năm 2030, là trọng tâm của đổi mới sáng tạo. Chuyển đổi số gắn liền với cải cách thể chế, là trách nhiệm, quyết tâm của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị tỉnh. Đây là hoạt động đặc thù, khó khăn, cần nhiều nguồn lực để thực hiện, do đó quá trình chuyển đổi số cần ưu tiên một số ngành, lĩnh vực và phù hợp tình hình thực tiễn ở từng thời điểm cụ thể.

Đến năm 2030, Bắc Ninh phấn đầu trở thành một trong những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong nhóm dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành tại các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt cộng đồng người dân.

Theo Báo cáo thường niên Kinh tế số Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông đồng bảo trợ, tỉnh Bắc Ninh đứng đầu cả nước về tỷ trọng kinh tế số trên GRDP là 56,83%.

Các chuyên gia đánh giá, Bắc Ninh đứng đầu cả nước về tỷ trọng kinh tế số trên GRDP bởi đây là cứ điểm sản xuất của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới với thế mạnh về sản xuất thiết bị công nghệ, điện tử; đồng thời, đây cũng là địa phương này luôn nằm trong “top” hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước. Các doanh nghiệp đã tích cực đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng. Điều này giúp tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.

Đỗ Huyền

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here